Tiếng trống ngày xưa ấy như mở ra một thế giới mới, trường mới, lớp mới, thầy cô mới và cả lũ bạn cũng mới nữa.
Như đến hẹn lại lên, cứ đến ngày tựu trường lũ học trò chúng tôi lại được nghe tiếng trống ấy. Tiếng trống chào tạm biệt những cánh diều trong mỗi buổi chiều, tạm biệt những trò chơi đá dế, bắn bi… để đến trường. Một năm học mới bắt đầu, niềm vui được gặp thầy, gặp bạn luôn xen lẫn sự nôn nao, háo hức trước những thử thách mới, những ưu tư mới đang đón chờ chúng tôi.
Còn bây giờ, cũng tiếng trống ấy mà sao lại như xoáy vào tim, cũng lo toan mọi thứ nhưng không phải lo bài mới bạn mới mà lo những khoản phí cao ngất theo qui định nhà nước cộng với quá nhiều khoản quĩ linh tinh do các hiệu trưởng tự do sáng tác so với mức thu nhập ít ỏi của người nông dân chân lấm tay bùn.
Thật xót lòng nhìn những em mới vào mẫu giáo hí hửng theo chân cha mẹ tung tăng theo nhịp trống trường vui đùa vô tư với bạn mới có biết đâu cha mẹ còng lưng "lượm lưới" cả mùa hè mà chỉ đủ tiền đóng học phí và bảo hiểm cho con, lại phải về bán nốt đàn gà mới có đủ tiền đóng những thứ quĩ cộng các loại phí của trường đề ra, chỉ với ước mong con mình có cái chữ để khi khôn lớn khỏi phải cực khổ như mình bây giờ, dù như vậy nhưng chưa chắc ước mơ đơn sơ đó thành hiện thực vì thời gian phía trước còn dài đăng đẵng.
Rồi bán cái gì để lo nào quần áo mới , ba lô, cặp sách giầy dép mới cho con đỡ phải tủi với bạn bè. Ai chưa làm cha mẹ thì chưa biết những nổi lo nầy.
Thật ngao ngán nhưng nông dân chất phát cứ bám lấy câu "còn nước còn tát", chừng nào hết nổi thì thôi.
Tuy mùa tựu trường đã cận kề, không còn râm ran tiếng ve trên các tán lá phượng, đâu đó trong cõi lòng những sĩ tử nhà nghèo, một mùa tựu trường đầy cam go và vô định đang chờ họ. Bởi với một số thí sinh, kết quả thi đại học đã cho họ biết rằng năm tới mình sẽ là sinh viên. Và trở thành sinh viên trong môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với học phí, các loại chi phí vây bủa, tìm việc làm thêm mỏi cả gối, con nhà nghèo có thể phải bỏ học để mưu cầu cơm áo, cũng có nhiều sinh viên loay hoay với sự học đến mụ cả người nhưng đến khi tốt nghiệp, điệp khúc xin việc làm ám ảnh đến khôn nguôi!
Việc thi đậu đại học giống như một cách báo đáp công ơn cha mẹ đã bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nuôi con suốt mười mấy năm ăn học. Kết quả đậu đại học giống như một món quà dành tặng cha mẹ nhiều hơn là cánh cửa mở vào tương lai. Vì các em thừa biết rằng với điều kiện kinh tế của gia đình mình, khó bề để theo đuổi hết giấc mơ đại học. Với người nông dân, lo cho con vào được đại học cũng như là đang gieo sạ trên cánh đồng hy vọng của mình, và mong ngóng mùa gặt đầy may rủi.
Với những thí sinh con nhà nghèo, chỉ riêng chi phí chuyến đi thi của các em cũng đủ làm cho những người mẹ góa bụa của các em chật vật, loay hoay đủ hướng để chạy vay, chạy mượn kinh phí cho con lên đường thi đại học. Chỉ mới đi thi không thôi mà đã quá khó khăn như vậy, huống gì quá trình học dài đăng đẳng gần năm năm trời. Tuy nhiên, họ sẵn lòng bán cặp bò trong chuồng và khăn gói dắt con ra thành phố, chấp nhận đi rửa chén thuê ở các quán ăn còn cha thì đi phụ hồ để kiếm tiền lo cho con ăn học.
Cũng có chính sách cho sinh viên vay tiền học tập với lãi suất ưu đãi cho những hộ thuộc diện nghèo, rất nghèo . Nhưng để được công nhận là hộ nghèo thì họ phải chịu quá nhiều nỗi nhục bởi sự bình chọn, bình luận của nhiều người. Trong khi đó, cái nghèo đã là một sự không may, một vết thương lòng, nếu để người ta tùng xẻo trên vết thương để công nhận mình nghèo thì thà rằng chịu chết đói còn hay hơn. Nói là vậy, nhưng cũng có đôi người nhà xe đầy đủ vẫn muốn có một cuốn sổ vay của hộ nghèo, điều này vô cùng khôi hài và khó hiểu.
Với điều kiện không mấy thoải mái nhưng không được nhà nước xếp vào diện hộ nghèo, việc đi học đại học là cả một vấn đề nan giải. Thường với nhà nghèo, khi con vào đại học, cha mẹ sẽ bắt đầu nhìn quanh mình, từ con heo con gà cho đến con trâu, con bò và sau đó là mảnh vườn, nếu tất cả những thứ ấy vẫn chưa đủ, người ta hay nghĩ đến việc thế chấp nhà để vay tiền cho con ăn học. Nhưng việc này chẳng khác nào chui đầu vào tròng. Vì tương lai của một sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam là con số không tròn trịa, chỉ cần vài năm thất nghiệp, làm đắp đổi qua ngày, lúc đó, lãi suất ngân hàng sẽ làm chết dần chết mòn căn nhà. Nguy cơ bị mất nhà là thấy trước mắt.
Nhưng đánh đổi cho việc mất nhà, sinh viên bị thất nghiệp kia vẫn không thể làm được gì khác ngoài chuyện chạy vạy công việc, thử việc và có thể bị gạt không lương trong quá trình thử việc, sau đó lại tiếp tục xin việc ở những nơi khác và cứ như thế kéo dài quá trình tìm việc làm bởi không đủ tiền để đút lót cho chỗ làm trong khi đó nợ vay ngân hàng cứ hối thúc bên lưng. Có thể nói đây là bài học xương máu của bất kì ai thế chấp nhà cửa để vay tiền cho con ăn học. Nhưng làm cha làm mẹ, dù có khổ cỡ nào, có mất trắng nhà cửa ra bụi cắm dùi người ta vẫn chấp nhận để con kiếm cái chữ.
Bởi với quan niệm của những người nông dân chân lấm tay bùn, những người nghèo, việc học là một thứ gì đó có tính thay đổi số phận và chỉ có con chữ mới cứu rỗi được những số phận ngặt nghèo, hẩm hiu, khổ sở. Và cái niềm tin mà trong cơ chế hiện tại tưởng chừng như ngây thơ này là một niềm tin chính đáng, một lựa chọn đúng đắn và tử tế. Rất tiếc là trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, nếu mong đợi sự cứu rỗi ở tấm bằng tốt nghiệp đại học và tin rằng tấm bằng đại học sẽ mang về gia đình vốn liếng tri thức thì cần phải xem lại. Bởi lối dạy giáo điều ở bất kì ngôi trường xã hội chủ nghĩa nào cùng với hàng loạt tệ nạn bằng giả của các quan chức, tệ nạn mua điểm và tham nhũng trong ngành giáo dục đã đẩy tương lai của hàng triệu sinh viên vào ngõ cụt.
Và mùa tựu trường tuy còn không xa, nhiều gia đình khá giả vẫn ung dung đưa con đi du lịch để mừng kết quả mùa thi đại học, nhiều gia đình sắm sửa những chiếc xe mới cáu cho con để làm quà thưởng vào đại học… Thì cũng có nhiều gia đình ngậm ngùi vắt óc suy nghĩ từ những ngày con thi đại học xong rằng: Thi đậu thì lấy gì để mà ăn học đây?!
Cái khoảnh khắc làm ta rưng rưng nước mắt khi nhìn thấy những người nghèo khổ, thiếu thốn nhất tìm về tương lai bằng cái học.
Vừa mới có một bà mẹ ở Cà Mau cạn nghĩ đã tìm đến cái chết với mong mỏi gia đình mang toàn bộ tiền phúng điếu cho con mình vào đại học vì đã không xoay sở nổi cuốn sổ hộ nghèo để vay tiền sinh viên mặc dù chạy vạy khắp nơi kìa anh . Đọc mà đau thắt ruột gan . Nhưng mà tâm lý chung của bậc làm cha mẹ ai ai cũng mong mỏi những đứa con của mình thành đạt hoặc chí ít cũng học cao hơn cha mẹ chúng , Xã hội thời bây giờ ...? không biết phải dùng lời nào để nói nữa rồi .
Trả lờiXóamình cũng đau lòng khi đọc bài báo đó và nó chính là động lực mình viết bài nầy. cám ơn bạn chia sẻ và chúc bạn buổi chiều vui nhé.
XóaNhững bất cập trong xã hội ta còn nhiều lắm anh -hết ''chính sách nọ đến ''nghị quyết '' kia mà rồi sự chênh lệch trong các thành phần xã hội đâu có thuyên giảm hả anh -
Trả lờiXóa.
Chúc anh ngày mới vui vẻ anh nhé -
Thiên đường cộng sản là có thật và chỉ dành cho người cộng sản thôi.
XóaVới đa số nhân dân thì hình như đó là "THIÊN ĐƯỜNG MÙ" đúng như tên một tác phẩm của Dương Thu Hương vậy.
XóaBiết kêu ai bây giờ???
thiên đường cộng sản với những tiêu chí "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu", "mọi người là anh em tương trợ nâng dở nhau:" là thật đấy chị ạ, tất cả mọi đảng viên hiện nay đã được vậy. cám ơn chị ghé thăm và chia sẻ, chúc chị buổi chiều an vui chị nhé.
XóaÔi trời nói đến cái sự học ở ta thì quả là buồn lắm thay! Tuy chị cũng làm cái nghề chèo đò đấy nhưng chị cũng phải thừa nhận rằng nó vô cùng lạc hậu, vô cùng hình thức và có cả vô cùng tiêu cực nữa cơ đấy!
XóaBàn luận về vấn đề này thì nói mãi không hết những điều bất cập của nó Mẫn ạ. Chị chia sẻ với em về những bức xúc về việc học thời nay
Cám ơn chị đồng cảm với em, chúc chị chúa nhật bình an chị nhé.
XóaKhoảng cách giàu - nghèo của xã hôi !!!
Trả lờiXóaChúc Mẫn luôn vui.
Muốn hoàn thành nụ hôn thì một người phải cúi xuống và một người phải ngẩng lên, mong sao người giàu chìa tay ra nâng đở người thấp kém hơn mình. cám ơn chị và chúc chị vui vẻ nhé.
XóaHA sang thăm anh . Những nguời nghèo luôn bị thiệt thòi. Chúng ta ráng chờ thiên đuờng XHCN mà nguời ta đang xây dựng thôi.
Trả lờiXóaLấy gì mà xây. "muốn xây dựng XHCN thì phải có con người của chủ nghĩa xã hội,"(Paul Nguyễn Văn Bình) mà của hiếm đó bây giờ kiếm đâu ra hả bạn?!!!!
XóaGiờ khai giảng bây giờ mất hứng thú hơn xưa :học sớm cả tháng chơi chưa đã mà học thì nhấp nhổm,cha mẹ bị bắt làm con tin cho trò kinh doanh trá hình văn hóa ...chán !
Trả lờiXóagiống như mua bán kiến thức mà người mua không có quyền lựa chọn. mấy ông hiệu trưởng rất giỏi sáng tác ra những khoảng thu bóp chết niềm hy vọng.
XóaVì chúng ta đang xã hội hoá giáo dục mà . Lại nữa , bản thân nền giáo dục cũng đang loay hoay tìm hướng nên những người còn đang đi học và cả gia đình nữa cũng gặp trăm bề gian khó . Những suy ngẫm của em rất thực tế nhưng biết làm sao !
Trả lờiXóaCàng sửa càng sai, xem như tứ bề thọ địch. định hướng không có hồi kết nên tới đây là hụt hẩng. cám ơn anh, chúc anh buổi chiều an vui nhé.
XóaTuổi trẻ thì vô tư,còn cha mẹ vô vàn nỗi khổ.Ngẫm đời là bể khổ sao đúng thế.Ghé thăm em,chuc1em khỏe
Trả lờiXóađó là tiếng trống xé lòng đấy chị ạ, cám ơn chị, chúc chị bình an nhé.
XóaCó thể xóa sạch giai cấp được không????
Trả lờiXóaNghèo_giàu--->Xã hội
giai cấp luôn tồn tại trong xã hội, đó là tất nhiên, "dân không quan lấy ai phân xử, vua không dân vua biết cai trị ai". nhưng cái cần là chia sẻ với nhau, chìa tay ra với nhau bạn ạ, mong lắm một xã hội nâng đở nhau. cám ơn bạn sang thăm, chúc bạn an vui nhé.
XóaXã hội mà, có người giàu, thì sẽ có người nghèo, có những niềm vui, thì cũng có những nỗi buồn , nỗi đau day dứt... Biết sao giờ ! Chạnh lòng ! Chỉ mong rằng những đứa con mà cha mẹ đã chiu chắt, đã hy sinh, ráng mà nhớ, rángmà sống, vươn lên ... còn lo bù đắp lại cho cha mẹ mình nữa anh hén ..
Trả lờiXóacũng có những em vượt khó vươn lên đấy, nhưng cố tốt nghiệp rồi thì càng chán ngán hơn. cám ơn em chia sẻ, chúc em buổi chiều ấm áp an vui nhé.
XóaHiện tại khoảng cách giầu nghèo càng lớn, con nhà nghèo bằng mọi cahcs để học , thi đỗ vào ĐH để mong thoát nghèo cho cha mẹ, nhưng 4 năm đại học nơi thành phố, lấy gì sống để học đây?Cha mẹ chưa hết mừng vì con đỗ thủ khoa ĐH thì nỗi lo tiền lưng gạo đóng cho 4-5 năm học lại là họ đau đầu. Xã hội này còn nhiều nghịch lý lắm....
Trả lờiXóangười nghèo không lối thoát, mong học để đổi đời mà như oan nghiệt cứ đeo bám mãi, buồn chị nhỉ. chúc chị bình an nhé.
XóaĐọc bài viết của anh, cũng chỉ là chuyện thường ngày ở xã vậy mà sao cảm thấy sót lòng, bởi cái thực tế hiển nhiên lồ lộ của bối cảnh xã hội hiện nay "học tài thi phận, lận đận kiếm việc làm mỏi mòn hơi, bởi cái nghịch lý trong dạy và học với những giáo trình cổ lổ sĩ nặng về giáo điều lý thuyết ,để khi ra trường khó tìm chỗ đứng,và nếu như may mắn được tuyển dụng thì buộc doanh nghiệp phải đào tạo lại...mỗi năm có hàng trăm ngàn cử nhân kỹ sư ra trường thất nghiệp,thì người ta vẫn xữ dụng những cán bộ chưa học hết tiểu học, phổ thông, hợp thức hóa bằng cấp đủ loại bằng hình thức bổ túc tại chức, (ai mà không biết học tại chức bằng tiền,mua điểm thi hộ...)
Trả lờiXóaHAi LÚA cũng đã kinh qua giai đoạn nuôi 3 đứa con ăn học đại học xa nhà, phải cày cật lực như con trâu cỗ bất kể ngày đêm để lo đủ chi phí cho con ăn học, nếm trải đủ mọi đắng cay, vậy mà cả 3 đứa chẳng đứa nào tìm được chổ đứng chính quy, bởi vf không còn tiền để lo chạy việc,nhưng dù sao thì các cháu cũng năng động đi tìm được việc trái sở trường , học vấn...tội nghiệp cho đồng bào dân tộc ít người ở đây,họ cũng muốn con cháu họ thoát nghèo thoát dốt đuổi kịp dân kinh, cũng ráng bán ruộng đất nuôi con ăn học,tốt nghiệp là về làng cầm cuốc chỉ vì không còn tiền chạy xin việc với giá 50 _70 tr...cũng đành chấp nhận vậy thôi chứ kg dám lăn xả ra ngoài tìm việc giống con người kinh...về nhà thiếu đất làm lại thêm tình trạng lén vào phá rừng kiếm đất trồng trọt sinh nhai, lớp nào kiểm lâm, lâm nghiệp tiếp tay cho lâm tặc, cộng thêm đội ngũ này khiến rừng tây nguyên ngày càng cạn kiệt là vậy anh à !
"ai chưa qua chưa phải là người". mình có người bạn ở Long An, con tốt nghiệp tài chính ngân hàng khi xin việc ban giám đốc ngân hàng long an hét "200" đành về nhà treo tấm bằng tốt nghiệp lên gian bếp. cám ơn anh, chúc anh chị an vui mãi nhé.
XóaỞ đâu cũng có giàu nghèo, đó là điều hiển nhiên của xã hội. Sự thất học, dốt nát, nghèo nàn chỉ làm chậm tốc độ phát triển của xã hội nên các em hãy cố gắng chăm học, không phụ công cha mẹ để có thể thoát nghèo bằng con đường học vấn.
Trả lờiXóaChúc Mẫn luôn vui khoẻ.
cố gắng học giỏi, cố gắng thi đậu mang niềm vui về cho cha mẹ như là một cách trả ơn rồi, còn tương lai thì mong vào ....trời. cám ơn chị chia sẻ và chúc chị buổi chiều bình an hạnh phúc.
XóaTiếng trống trường như báo hiệu cho một cuộc chạy đua đầy cam go của các bậc làm cha làm mẹ, nhất là những gia đình nghèo...Bài viết của bạn phản ánh rất đúng tình trạng hiện nay. Buổi chiều vui bạn nhé !
Trả lờiXóaMình là "ông nội" phải dắt bốn cháu đến trường, thật khốn khó với khoãng học phí ngất trời. cám ơn bạn ghé thăm, chúc bạn luôn an vui nhé.
XóaThăm Mẫn đọc bài sao mà thấy chán chường thêm Mẫn ơi,hd mong Mẫn vui nè.
Trả lờiXóacái vòng lẩn quẩn chẳng thấy lối ra em nhỉ. chúc em buổi chiều vui nhé.
XóaMT sang thăm anh , cuối tuần vui vẻ , hp thật nhiều anh nhé !
Trả lờiXóaCám ơn MT sang thăm, anh chúc MT buổi chiều vui vẻ nhé.
XóaĐáp ứng các điều kiện để được đi học,đối với nhà nghèo thật rất khó.Được vào học rồi lại vẫn còn biết bao điều lo nghĩ.Ra trường cũng tiếp tục băn khoăn.Mình cũng vừa lo xong cho hai thằng con trai ra trường mới nhẹ lòng rảnh tay bê về chiếc máy tính đã ghìm nén ước ao từ lâu...
Trả lờiXóaCuối tuần chúc lành bạn nhé !
khổ cho xã hội hiện nay, định hướng một đàng nhu cầu lại một nẻo, giáo dục không theo sát với thực tế nên còn đó quá nhiểu ưu tư bạn nhỉ. cám ơn bạn chia sẻ, chúc bạn an vui nhé.
XóaMong các tổ chức xã hội chung tay để các em có điều kiện đến trường để thực hiện ước mơ của mình.
Trả lờiXóaNinh'blog sang thăm, mến chúc bạn chiều thứ sáu thư giản vui, tối ngủ ngon giấc nhé!
hiện nay cũng có nhiều nơi chìa tay ra với những mãnh đời khốn khó cố vươn lên nhưng vẫn chưa đủ anh ạ, cám ơn anh chia sẻ, chúc anh và gia đình nhiều niềm vui nhé.
XóaANh luôn có cách nhìn về một sự việc nào đó có chiều sâu và phản ánh rất sát với hiện thực. Chúc anh luôn mạnh khỏe, để có những bài viết ý nghĩa như thế nhé.
Trả lờiXóaCám ơn em, anh sẻ cố viết như thế, chúc em buổi chiều thật vui em nhé.
Xóaghé thâm anh đọc lại bài này that nhớ về tuổi học trò còn cắp sách đến trường!
Trả lờiXóaChúc anh vui vẻ that nhieu nhé!
Chào anh, cám ơn anh đồng cảm, chúc anh đêm bình an
XóaHV sang chúc anh MẪN buổi tối cuối tuần an lành, vui vẻ, đong đầy yêu thương, hạnh phúc ! Đêm về ngủ ngon và có giấc mơ đẹp !
Trả lờiXóaCám ơn HV nhé, anh chúc cho HV luôn an vui hạnh phúc nhé
XóaÔi cuộc đời,ôi xã hội,biết nói sao đây cho cạn lời......
Trả lờiXóaNgọc Dung sang thăm và chúc anh chị cuối tuần như ý.
đúng là c' est la vie. cám ơn ND nhé, chúc ND an vui hạnh phúc nhé.
XóaXem bài của Mẫn thì chị không có ý kiến gì hết nhưng chị cũng oải lắm rồi em ...ơi. Biết rằng sinh viên cố gắng học để lấy được cái bằng ĐH, Nhưng ra trường rồi có tìm được việc làm hay không? ..
Trả lờiXóaChúc em cuối tuần vui vẻ và nhiều niềm vui em nhé. Thân mến
trên thương trường thì nói mình "bán cái người ta thích chứ không phải bán cái mình thích". còn đại học thì cung cấp ra xã hội những cái đại học có chứ không phải cái xã hội đang cần. thật tréo ngoe chị nhỉ. chúc chị bình an và vui vẻ nhé.
XóaXã hội còn nhiều bất công lắm anh ạ ,nhà nghèo Cha Mẹ còng lưng làm lụng nuôi chi con ăn học ,tới khi ra trường ko có tiền đút lót cũng khó mà kiếm đc việc làm tương xứng với bằng cấp của mình.Trong khi mấy con ông cháu cha bỏ tiền mua bằng cấp phây phây ngồi làm việc trên những ghế có chức có quyền đó anh
Trả lờiXóaChúc anh cuối tuần vui vẻ nhiều thương yêu và hp
"con vua thì được làm vua, con sãi ở chú thì quét lá đa" câu ca dao ngẩm ra đúng thật. chúc em vui vẻ nhé.
XóaPhía Cà Mau thì phải còn có chị vì quá nghèo phải tự tử để cho gia đình được hộ nghèo, được vay tiền cho con ăn học, đọc mà rơi nước mắt
Trả lờiXóa"Đúng cà mau rồi bạn ạ, " vật cùng tắc biến mà. chúc bạn an vui nhé.
XóaChúc anh Vu lan ấm áp!
Trả lờiXóaCám ơn em nhé. chúc em buổi tối an lành.
Xóalâu không vào được blog của bạn ...hôm nay mò mãi lại vao được nhà bạn...
Trả lờiXóavậy blog tên Mẫn là nam giới phải không...hihiiii
bàn về tình hình xã hội hiện nay thì phaỉ mất quá nhiều thời gian không thể nói hết những
bất cập mọi mặt của xã hội
cần phải thay đổi thể chế độc tôn lãnh đạo phải có dân chủ tự do nhần quyền
đa nguyên giám sát lẫn nhau mới đưa đất nước không phụ thuộc nước ngoài...
sử dụng được nhân tài...xã hội mới công bằng nước mới mạnh
chú vui nhiều
hẹn gặp chia sẻ 3 bài thơ chống trung quốc
chào anh, đúng ạ, em là nam, sinh năm 1958. chỉ cần đa nguyên cũng đã tốt lắm rồi. tam quyền phân lập còn gì gì nửa thì tính sau. chúc anh đêm bình an nhé.
XóaSang thăm anh, vậy thôi!
Trả lờiXóacám ơn em, chúc em buổi tối bình yên nhé.
XóaCHÚC MẪN MỖI NGÀY ĐẾN LÀ MỘT NGÀY HẠNH PHÚC .
Trả lờiXóaCám ơn anh ghé thăm trang, chúc anh an vui ấm áp nhé.
XóaGặt chữ bên sông đã trái mùa
Trả lờiXóaMăng rừng đá núi chẳng ai mua
Bán vàng buôn phấn ô là dễ
Gieo chữ_Thì thầm_Chanh chua !
chỉ còn duy nhất một con đường là trau dồi kiến thức cho ngày mai mà sao khó quá.
XóaBiết nói sao với entry đầy trăn trở.
Trả lờiXóaTrên thì cứ sửa, sửa riết rồi không còn còn gì cả. Còn một miếng giấy để chạy vại xin xỏ.
Thôi thì "học để biết cách đối nhân xử thế sao cho phải đạo chứ không có cái chữ bị người đè è cổ ra mà chịu...
Chính vì cái khổ ấy, cộng đồng chung tay lo cho các em cháu, cũng mong các em cháu cố học để...biết sống với đời !
ai cũng cảm thấy xót lòng mà chính sách thì như thách đố tương lai. cám ơn anh, chúc anh an vui nhé.
XóaNhững trăn trở đầy trách nhiệm và tình yêu thương anh ạ.
Trả lờiXóaBây giờ, tiếng trống khai trường chẳng có ý nghĩa gì nữa khi mà học trò phải học ròng rã những ngày hè.
Nhồi nhét không ngơi nghĩ mớ kiến thức rối mù làm mờ những tâm hồn nhỏ. cám ơn bạn, chúc bạn buồi chiều thật vui bạn nhé.
XóaEm mến chào anh Mẫn .
Trả lờiXóaEm ghé thăm, chúc anh một mùa lễ Vu Lan an lành ấm áp anh nhé.
Mùa vu lan lại đến, anh chúc em luôn ấm áp an vui.
XóaMong sao các em nghèo nhận được sự quan tâm từ các nơi , để gia đình và các em không còn trăn trở những con chữ , để tạo một một tương lai sáng cho các em nghèo , Cảm ơn bài viết của anh Mẩn . Trà chúc anh luôn mãi bình an nhé anh .
Trả lờiXóaCám ơn em chia sẻ , chúc em luôn an vui hạnh phúc nhé.
Xóaem ghé thăm anh trai....ở chơi gần cả tiếng rùi nè .. thôi em gái về đây . chiều cuối tuần vui nhé anh trai..
Trả lờiXóaCám ơn em, anh chúc em buổi chiều vui em nhé.
XóaTrên Văn đàn nguyennguyenbay.blogspot.com đăng lại bài viết của trang điện tử INFONET:
Trả lờiXóa"12/13 QUÁN QUÂN OLYMPIA KHÔNG VỀ NƯỚC..."
Hóa ra nước Nam mình rất hào phóng ...
Chắc tại cơ chế đào tạo và đãi ngộ nhân tài VN mình vượt lên trên những nước tư bản đang giẫy chết đó, cám ơn anh ghé thăm, chúc anh buổi chiều chúa nhật an vui nhé.
XóaVấn đè không ở chỗ giàu hay nghèo. Mà ở chỗ thày... ( hay đại diện kiểu thày) tìm cách xoay tiền... Làm tiền học trò!! Xin lỗi nếu gọi là XÚC PHẠI ai đó, đại xá!!
Trả lờiXóaở trường trung học cơ sở Long Hưng B có quĩ "xã hội hoá giáo dục" không hiểu là gì. cả thảm trãi bàn cô giáo hay bình hoa trên bàn cô giáo thì học sinh cũng phải hùn tiền lại mua. cám ơn chị, chúc chị chiều chúa nhật an lành.
XóaTiếng trống xé lòng. Đúng vậy đó anh. Nhưng ở miền núi quê em, vùng khó khăn, học sinh không phải nộp các khoản quĩ, ngược lại, các cháu còn được nhận tiền trợ cấp hàng tháng. Học sinh thuộc diện hộ nghèo cũng được miễn giảm các loại quĩ. Âu đó cũng là niềm an ủi nho nhỏ.
Trả lờiXóaVì danh dự, nhiều cháu thi bằng được đại học để có tấm bằng...gác mái nhà. Nhưng nếu biết lượng sức mình, các cháu thi vào trường trung cấp nghề, dễ đền đáp công dưỡng dục sinh thành của bố mẹ hơn đó anh.
Chúc chiều vui anh nhé.
sự thật có lẻ vì sĩ diện với tấm bằng đại học chứ tốt nghiệp trường cao đẳng nghề
Xóadễ kiếm việc làm hơn. cám ơn bạn chia sẽ, chúc bạn buổi chiều vui nhé.
Ngày nay tiếng trống trường khai giãng năm học mới ko còn náo nức như ngày trước vì các trường ngay bây giờ đã lo gom hs đi học rồi . Đến ngày 5/9 chỉ làm lễ khai giãng cho hợp lệ thôi . Nói về nền giáo dục nước ta mới đây có cuộc họp của Nhóm đối thoại giáo dục và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức ngày 31-7 đều báo động về tình trạng lạc hậu của nền gd đại học nước ta . Biết rồi bùn thêm vì nó thua xa các nước trong khu vực . Các bạn đã chia sẻ rất nhiều về sự bất công trong xã hội . Biết làm sao . Xin nêu ra đây câu châm ngôn nầy để mọi người sống lạc wan hơn nhé " Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm ".Dù biết M là người công giáo nhưng mình vẫn chúc bạn một mùa Vu Lan an lành và hạnh phúc vì ai cũng phải nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đâu phân biệt tôn giáo nào phải ko bạn ?
Trả lờiXóađừng mãi chờ đợi vầng dương bạn ạ, anh thắp, tôi và mọi người cùng thắp lên ngọn lửa nhiệt tình thì bóng tối sẻ tàn đi. ngày mới bắt đầu. cám ơn bạn chia sẻ mình chúc bạn vui vẻ bình an nhé.
XóaCòn nhìu rất nhìu chuyện NHÓI LÒNG nữa anh Mẫn ha ! Đọc xong thấy buồn quá huhu !
Trả lờiXóaỪa, còn nhiều lắm, từ từ anh sẻ nói em nhé. chúc em vui vẻ.
XóaThăm bạn ngày đầu tuần,chúc bạn thật nhiều niềm vui.Thân!
Trả lờiXóaCám ơn bạn ghé thăm, chúc bạn bình yên mãi nhé.
XóaMTL ghé thăm chúc anh ngày mới vui vẻ nhiều anh nhe!
Trả lờiXóaCám ơn em, anh chúc em luôn vui vẻ an lành.
XóaHi vọng ngày mai trời sáng hơn Mẫn nhé, để các bậc cha mẹ khỏi chạy vắt giò lên cổ mà lo cho con ngày tựu trường!
Trả lờiXóaVâng, em cũng mong như thế. Chúc chị luôn thành công trong mọi sự chị nhé.
XóaChúc bạn buổi tối như ý!
Trả lờiXóaCám ơn bạn, chúc bạn luôn an vui hạnh phúc nhé.
XóaChúc Mẫn tuần mới có nhiều niềm vui.
Trả lờiXóaCám ơn chị, chúc chị luôn bình an nhé.
XóaNhớ thời mình học lớp năm...., lớp tư...Rồi lên đệ thất, lục ngủ tam...mỗi măn chỉ đóng có mấy chục đồng gọi tiền niên liểm đầu năm...và suốt cả năm không phải đóng tiền gì nữa cả...Đấy là những năm trước năm 1975 ở miền Nam.
Trả lờiXóaVào bệnh viện cũng miễn thí hoàn toàn, cũng có cơm ăn và đương nhiên là khỏi phải lo tiền thuốc thuốc, vì thế nên bênh viện còn được gọi là Nhà Thương, Nhà Thương Thí...để phân biệt với các bệnh viện hay dưỡng đường tư nhân.Thế nên người nghèo bị bênh không phải bán đất, bán nhà...vì bệnh bao giờ !
Chắc bạn Mẫn cũng đã sống qua thời ấy thì phải?
Thăm bạn rất đồng cảm với tiếng than, tiếng nấc...cùng với những người cùng khổ thời nay của bạn.
Chúc bạn ngày mới vui nhiều nhé.
Vâng, em may mắn được sống qua thời đệ nhị cộng hoà, an sinh xã hội lúc đó khác xa bây giờ, tiền thuế được đưa vào giáo dục và y tế đủ và đúng cộng thêm triết lý giáo dục theo kịp mặt bằng chung thế giới, từ kỷ sư bác sĩ hay tướng lảnh trong quân đội đều ngang bằng với các nước khác, trường công lập thì không có thu học phí, các trường tư thục thì nổi tiếng như Taberd hay La Salle, Marie curie, trường nghề thì có trung học kỷ thuật của nhà nước nối lên với bách khoa hay trường nghề tư thục Don Bosco Gò Vấp. đại học Minh Đức , Vạn Hạnh đã làm nên vị thế ngang bằng với các con rồng Đông Nam á bây giờ. Cám ơn anh chia sẻ và chúc anh luôn an lành.
XóaÔi,
Trả lờiXóaLâu quá Hương mới đến thăm chị đc ạ
Hương chúc chị tối ngon giấc ấm áp ạ !
Cám ơn em, anh chúc em bình an và hạnh phúc nhé.
XóaHôm nay gẫm lại cái học trao đổi cùng Mẫn đây.
Trả lờiXóaTrong thực tế cuộc sống, đôi khi chúng ta chưa thay đổi được tư duy. Nghĩa là học phải có nơi làm việc. Tại sao chúng ta suy nghĩ ngược lại, học để biết và công việc cần cái biết. Đào tạo là để tuổi trẻ biết và đem cái biết ấy phục vụ cho chính mình... Mặt khác mọi cha mẹ điều mong muốn con mình có bằng đại học, xem ra thầy thì quá nhiều, thợ thì ít lắm (!) Sao chúng ta không tự tìm việc cho mình và tự phát triển nó !
Hôm nay mệt rùi, việc này hôm nào rỗi nghĩ suy thêm nhé !
nói như anh thì mình phải chuyên biệt hoá giữa học và hành. học đễ hoàn thiện khả năng của mình, hay học để "tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ". đơn giản là học để có tấm bằng rồi xin việc làm nuôi thân và gia đình chứ có mấy ai mong học cho biết, cái nầy dài hơi lắm, anh em mình nói sau anh nhé, bây giờ xin chúc anh và gia đình an vui nhé.
XóaLại một bài đọc lên mà hiểu rằng nó thật đến nhức nhối anh Mẫn ơi!
Trả lờiXóaThú thực rằng nhìn cảnh các cháu học sinh, sinh viên đi học, rồi đi xin việc làm em mới thấy mình còn chút may mắn khi quyết định ra đi .
Con trai em cũng vừa tốt nghiệp Đại Học , cháu không phải trả học phí những năm ĐH, và không hề phải đóng Bảo Hiểm Y tế đến năm 26 tuổi nếu vẫn đi học đó anh!
Hơn nữa một số nước phương Tây, không phải tất cả chọn học ĐH là con đường duy nhất để vào đời. Hết lớp 9 nếu học lực trung bình thì đa số các cháu chọn trường nghề. 19 tuổi đã có thể có một việc làm tự nuôi sống bản thân.
Những ai chọn con đường vào ĐH là khá chông gai và cần một sự nỗ lực thật sự.
Đơn giản như khoa của con trai em CNTT thì lúc vào học 1000 sinh viên, năm đầu rớt khoảng 300 và đến năm nay thi tốt nghiệp chỉ khoảng hơn 200 được nhận bằng mà thôi.
Không phải em khoe, nhưng chia sẻ một hệ thống giáo dục của bạn để chúng ta cùng suy ngẫm.
Trong khi VN mình các trường ĐH mọc lên như nấm, con nhà nghèo cầm tấm bằng ĐH ( có khi là sự đánh đổi cả gia sản của gia đình) rồi.. không có việc để làm. Nghĩ mà đau lòng anh ạ!
Như anh đã nói, chỉ vì sĩ diện tấm bằng đại học cho nó oai một chút chứ thật sự để tìm việc làm thì xã hội hiện nay cần thợ hơn cần thầy, đó là chưa nói về mớ kiến thức đại học ở VN nó như thế nào. định hướng giáo dục VN không giống ở các nước tiên tiến em ạ. cám ơn em chia sẻ và chúc em một ngày vui em nhé.
XóaGhé thăm anh! Chúc anh vui vẻ nhiều nhé vào! Nhớ nhiều về chuyện xưa nhé!
Trả lờiXóaCám ơn bạn ghé thăm, nhất định là "nhiều chuyện" mà. chúc bạn vui nhé.
XóaSang chia sẻ vấn đề nóng của nền gd VN.
Trả lờiXóaChúc em khỏe và '' nhiều chuyện''
Cám ơn lão nhé, chúc lão mãi bình an.
XóaQua thăm anh Mẫn lại gặp những điều trăn trở trước mùa khai trường...muôn nỗi gieo neo anh ơi !
Trả lờiXóaThật nhói lòng hả bạn. chúc bạn luôn an lành nhé.
XóaMột hiện thực còn nhức nhối nhiều TÁM LÒNG NHÂN HẬU. Em ghé thăm anh muộn,mong anh lượng thứ,vì cv bận quá,lại nhiều lúc ko có máy. Chúc anh một đêm ngủ ngon,mơ đẹp nhé
Trả lờiXóaCám ơn em, anh chúc em vui vẻ và bình an nhé.
XóaCám ơn Anh đã nói lên tâm trạng của gia đình
Trả lờiXóatôi năm xưa.Tôi rất thông cãm và hiểu những
nỗi khổ của gia đình Công nhân và Nông dân
nghèo.Học tài thi bằng lý lịch.Tiền bạc chà
đạp nhân phẩm .Thì làm sao có việc làm
cho sinh viên nghèo ra trường.Rất đau lòng.
Mong sao có sự thay đỗ̉i và tự do cho ngành
Giáo dục.
tiền bạc đã thay thế tài năng càng ngày càng lún sâu vào tệ hại. cám ơn bạn chia sẻ, chúc bạn an lành.
XóaAnh đọc bài viết Nhói Lòng Tiếng Trống khai Trường, anh rất cảm thông và đồng cảm với trăn trở của Mẫn , Guồng máy XH ì ạch này thì chúng ta cũng chỉ biết suy... và nghĩ ...mong...!!!
Trả lờiXóaTất cả đều lực bất tòng tâm mà !
Chúc Mẫn luôn khỏe vui nhé !!
Có lẻ vậy là yên nhất anh nhỉ.chúc anh luôn bình yên.
XóaSang thăm anh, chúc anh vui khỏe, bình an
Trả lờiXóachào bạn, chúc bạn buổi tối an vui bạn nhé.
XóaChiều thứ năm thư giản vui, may mắn bạn nhé!
Trả lờiXóacám ơn anh, chúc anh và gia đình đêm bình an.
XóaChia sẻ với Bạn . Chúc tối thật ấm áp nhé !
Trả lờiXóaCám ơn anh, chúc anh buổi tối an lành.
XóaTiếng trống khai trường ngày xưa thiêng liêng lắm anh ạ ! Bây giờ nghe thấy ko thiêng liêng nữa rồi. Chúc anh cuối tuần tràn niềm vui (~_~)
Trả lờiXóacác em ngày nay hầu như không có mùa hè bạn ạ. chúc bạn cuối tuần an vui nhé.
Xóa:) bài viết rất xúc tích.
Trả lờiXóa"cái sự học"
Cám ơn em, chúc ngày nghĩ vui vẻ nhé.
XóaNgày xưa cứ gần đến năm học là xôn xao náo nức bậy giờ thì chả ai còn háo hức như trước nữa đâu anh hiii..lâu rồi mới ghé sang thăm chúc anh luôn vui và hạnh phúc nhé!
Trả lờiXóachỉ còn những ưu tư hằn trên khuôn mặt của người lớn em ạ. rất vui gặp lại em, chúc em luôn bình an nhé.
XóaTrưa chủ nhật thật an nhiên bạn nhé!
Trả lờiXóacám ơn bạn, chúc bạn buổi tối an vui hạnh phúc.
XóaMẫn ơi chị Huyền vẫn dây nè.nhưng lười khonh viết thôi.Chúc em khỏe vui,hạnh phúc !
Trả lờiXóaRất vui được biết chị vẫn bình an, chúc chị luôn vui vẻ ấm áp.
XóaEm ghé thăm anh,chúc anh một tối cn vui vẻ,hp và đêm ngủ ngon,mộng đẹp nhé
Trả lờiXóaCám ơn em, anh chúc em buổi tối thật vui em nhé.
XóaEm mến chào anh Mẫn .
Trả lờiXóaEm ghé thămanh ,chúc anh và gđ luôn có nhiều niềm vui an lành hp anh nhé .
Cám ơn em, anh chúc em bình an và hạnh phúc mãi nhé.
XóaSắp khai giảng rồi anh ơi, sang thăm anh, đọc và nhói lòng..
Trả lờiXóabao giờ nổi khổ nầy mới vơi em nhỉ.
Trả lờiXóa