Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Hai Mặt Cuộc Đời, Có những Người Như Thế.

Đứa con gái của tôi đã có chồng và ra ở riêng, có một gian hàng nhỏ ở chợ quê buôn bán vải và kim chỉ, nút , dây kéo v.v. Lúc con gái sinh cháu thứ hai nên nhờ tôi lên ở giữ gian hàng vài ngày, chủ yếu là giữ vào ban đêm còn ban ngày thì tôi vẫn ở đó nhưng đi lang thang xung quanh chợ cho thoải mái. Một hôm, sau khi ăn xong bữa trưa, ngủ một giấc đến khoảng 3 giờ chiều mới thức dậy. Đưa mắt nhìn ra bên ngoài thấy bầu trời mờ mờ mây che, hàng cây cảnh trong vườn lay động vì gió nhẹ từ mặt sông thổi lên. Cái nóng cháy người của miền tây trong "hạn bà chằn" hình như đã biến mất.
Muốn lang thang một lúc cho thoải mái, tôi đến chỗ tạm gọi là ồn ào nhất của khu vực, nhưng thật ra nó chỉ có vài con đường xen kẽ nhau, nếu có tí khác với những con đường khác là những con đường ở khu này có lề đường rất rộng, lát gạch sạch sẽ. Hai bên đường những cây bàng xum xuê, che phủ gần như hết cả mặt đường nhờ vậy không gian ở đây rất dễ chịu. Có lẽ vì mát mẻ như vậy nên phần lớn dân cư ngụ trên con đường này đều mở cơ sở kinh doanh. Nơi thì quán cà phê, nơi thì hàng ăn, quán nhậu… Khách thì đủ mọi thành phần từ những nơi khác đến, nhưng cũng không ít người đi hóng mát dọc theo bờ sông rồi ghé vào giải khát, nghỉ chân.
Đi được một lúc, đưa tay lên nhìn đồng hồ thấy vẫn còn sớm mà về nhà cũng chẳng có gì vui, nên tôi tìm một chỗ ngồi dưới gốc cây bàng của một quán nước giải khát. Gọi ly cà phê đá ngồi nhâm nhi đưa mắt bâng quơ nhìn sinh hoạt của con đường. Chưa uống xong nửa ly cà phê, thình lình từ quán ăn nhậu ở phía sau lưng vang lên vài tiếng chửi bới thô tục đã làm tôi tò mò quay lại. Một ông già tàn tật bán vé số với đôi nạng ép sát dưới nách, trên tay cầm một xấp vé số. Ông già đang run sợ tìm cách lùi xa cái bàn ngổn ngang đồ ăn thức uống. Ngồi chung quanh là bốn thanh niên mắt đỏ gay gắt vì rượu đang tức tối, la hét ông già. Nghe vài lời qua tiếng lại của bốn thanh niên và lời nói lí nhí, sợ hãi của ông già, đã cho tôi biết sơ sài sự việc. Vài ngày trước nhóm bốn người này đã đặt mua trọn một lô số nào đó, nhưng không biết vì lý do gì, hôm nay gặp lại, ông già lại không có như đã hứa nên họ tức giận, chửi mắng . Họ còn đe doạ bắt ông ta phải bồi thường bằng cách bán rẻ cho họ những tờ vé số khác loại. Dĩ nhiên ông lão không đồng ý nên gây ra to tiếng ! Nhưng có lẽ nhìn thân thể tàn tật của ông lão và cũng nhờ lời can gián của một người biết điều hơn trong nhóm, nên sự việc cũng trở lại im lặng.
Ông lão lại lê tấm thân tàn tật trên cặp nạng đến các bàn khác trong quán nhậu, nhưng cũng chỉ được những cái lắc đầu, từ chối. Với vẻ bình thường dù không có ai mua vé số, ông lão chậm rãi khập khiễng ra khỏi quán, tiến đến chiếc xe lăn đang đậu bên cạnh đường trước quán ăn. Bằng nhiều động tác khó khăn nhưng rất thuần nhuyễn ông ta leo len chiếc xe lăn, gác hai cây nạng bên cạnh xe rồi dùng 2 tay lăn bánh cho xe di chuyển. Ông ta vượt qua quán cà phê mà tôi đang ngồi rồi dừng lại ở trước quán phở bên cạnh. Cũng với những động tác quen thuộc ông ta lại xuống khỏi xe lăn, với xấp vé số trên tay, cặp nạng dưới nách, dò dẫm từng bước một, chậm rãi tiến đến những các bàn có khách trong quán phở, sát bên với quán cà phê mà tôi đang ngồi
Lúc này đây, tôi mới có dịp quan sát kỹ ông già. Có lẽ ông ta ở khoảng 65 hay 70 tuổi, một người già nghèo tàn tật, da xạm đen, mái tóc chưa bạc hết nhưng rất thưa nên hiện rõ những khoảng hói trên đầu. Đôi cánh tay dù xương xẩu nhưng coi vẻ còn cứng chắc tí chút. Có lẽ nhờ vậy mà ông ta còn có sức để lăn bánh xe khi di chuyển, cũng như chiụ đựng được sức nặng của cơ thể đè trên cặp nạng ở dưới nách. Thân thể tong teo, nhất là phần mông bị tóp lại nối với chiếc chân trái vô dụng như một cành cây nhỏ, lỏng thỏng buông xuống đất. Chân bên phải cũng tóp lại nhưng có vẻ còn cảm giác và sức lực để chống đỡ phần nào thân thể cùng với cặp nạng mỗi khi di chuyển. Chiếc quần ka ki mầu vàng đất cũ, quá rộng so với thân thể và cặp chân tê liệt của ông ta, đã được cắt ngắn cho không vướng víu khi di chuyển. Phía trên là chiếc áo rộng thùng thình, trên ngực áo có 2 chiếc túi. Túi bên trái lép xẹp, túi bên phải đầy đặn hơn. Trước ngực ông ta đeo một cái túi có quai vòng qua cần cổ, chắc là đựng vé số.
Đến mỗi bàn ông xoè tập vé số ra mời khách, nếu ai muốn mua, ông đưa cả tập vé cho người mua tự lựa chọn theo ý muốn rồi tính tiền trả cho ông ta. Khách trả tiền ông nhận và cho vào túi bên phải, nếu cần trả lại tiền còn dư, ông cũng móc từ túi phải ra trả lại khách. Thỉnh thoảng có người khách mua xong, nhưng khi ông trả lại tiền thừa. Có thể vì quá ít hay vì muốn giúp đỡ ông ta, họ phất tay tỏ ý tặng ông ta, ông lão nhận và nói lời cám ơn. Nhưng ông ta lại bỏ món tiền đó vào túi bên trái. Ban đầu nhìn theo, tôi hoàn toàn không chú ý đến sự khác biệt của 2 loại tiền mà ông ta nhận từ khách mua xổ số. Tôi nghĩ rằng, đó chỉ là thói quen hay một cách phân biệt tiền giá trị lớn nhỏ mà thôi. Nhưng sự việc cứ lập đi lập lại đã làm tôi lạ lùng và càng chú ý dõi theo hành động kỳ lạ của ông lão. Tôi chắc chắn do ông ta cố ý và có mục đích gì đó.
Cuối cùng ông ta đến quán cà phê, nơi tôi đang ngồi, dễ dàng cho tôi quan sát hơn. Ông ta đến cái bàn khá gần bàn của tôi, nơi đó có 3 người trẻ tuổi, hai trai , một gái, họ cũng ngồi uống cà phê như tôi. Cũng như các nơi khác, ông xoè tập xổ số ra trước mắt ba người trẻ nói câu mời chào. Cả ba người hình như không muốn ông ta làm gián đoạn câu chuyện mà họ đang say mê bàn luận nên họ chẳng thèm nhìn ông ta mà chỉ xua bàn tay ra ý đuổi ông ta đi chỗ khác. Ông ta im lặng đi sang bàn ngay bên cạnh tôi. Quanh bàn này có 4 người tuổi trung niên họ uống bia, trên bàn có vài đĩa cá khô nướng làm mồi nhậu. Ngay khi ông già xoè tập xổ số ra trước mặt họ, ông ta chưa kịp mời thì một người trong số họ đã cầm lấy xỉa từng tấm vé số ra xem, rồi quay sang bàn luận, hỏi ý ba người bạn khác cùng bàn. Sau một lúc tính toán, mỗi người nhận lấy 2 tấm. Tập vé còn lại họ trả cho ông gìa. Cả bốn người khách móc tiền ra thanh toán riêng biệt. Trong số họ có một người đưa cho ông ta tờ tiền giá trị lớn nên ông già phải thối lại cho người khách. Ông già lựạ chọn vài tờ tiền trong xấp tiền của 3 người kia vừa trả, nhưng cũng không đủ nên ông ta thò vào túi bên phải lấy thêm vài tờ nữa rồi đưa lại cho người khách. Trong khi ông khách mua vé số đếm món tiền trả lại thi ông già cho những đồng tiền vừa thu của khách vào túi bên phải. Người khách trả tiền giá trị lớn sau khi đếm xong, anh ta rút ra môt tờ nhét vào tay ông già và nói :
-Biếu ông vài ngàn coi như mua cái hên của ông nhe !
Ông già mỉm cười, nói câu cám ơn người khách rộng rãi rồi nhận đồng tiền bỏ vào túi bên trái trước khi chậm rãi đi đến bàn của tôi. Kín đáo nhìn ông ta, tôi không đưa tay nhận lấy tập vé số mà ông ta đang xoè ra trước mặt. Tôi im lặng móc túi ra một tờ giấy 20 ngàn đồng, đưa tận tay ông ta. Ông lão đưa tập vé đến sát tôi hơn và nói :
-Ông lựa vé đi !
Tôi vẫy tay ra vẻ không cần và nói với ông ta :
-Tôi có mua vé số bao giờ đâu! Xin tặng ông tí tiền để sinh sống mà thôi.
Ông già ngước mắt nhìn tôi có tí cảm động nói câu cám ơn cùng với cái cúi đầu chào trước khi bỏ tờ giấy bạc tôi vừa cho vào túi bên trái rồi mới đi sang bàn khác.
Cứ như vậy, ông già tàn tật vào bán vé số cho khách trong 1 hay 2 quán rồi lại ra với chiếc xe lăn và di chuyển đến vài quán khác . Tôi vẫn ngồi nhâm nhi ly cà phê theo dõi hành động kỳ lạ của ông già khi thu tiền từ khách hàng. Cho đến một lúc tất cả khoảng 7, 8 quán trên khúc đường đã được ông già đi qua. Tôi nghĩ chắc ông ta sẽ trở lại vì đoạn đường kế tiếp không có hàng quán gì cả và có vẻ nhem nhuốc, nghèo hơn với những căn nhà lá lụp xụp. Nhưng ông già vẫn lăn xe tiếp tục, cho đến một nơi, dù xa chỗ tôi ngồi nhưng tôi vẫn có thể nhìn thấy ông ta rõ ràng.
Ông ta dừng lại, dùng đôi tay quay chiếc xe sang phải rồi lăn xe đến trước một căn nhà lá xiêu vẹo sát bên lề đường. Thật ra phải nói đó là chiếc chòi lá mới đúng vì nó chỉ được cấu tạo bởi vài tấm liếp bằng lá xen kẽ vài miếng ván ép loang lổ sơn và dầu hắc ghép vào nhau. Mái nhà xập xệ bằng lá chen lẫn với vài tấm tôn hoen rỉ. Ông gìa đến sát căn chòi, gõ vài tiếng vào cửa liếp rồi cất tiếng gọi, nhưng tôi không nghe rõ vì quá xa. Vài phút sau, tấm liếp căn nhà được mở, một ông rất già khập khiễng chống gậy đi không muốn vững hiện ra, tỏ vẻ mừng rỡ khi nhìn thấy ông già bán vé số. Họ nói với nhau vài câu gì đó rồi ông già bán vé số móc ở dưới gầm chiếc xe lăn ra một bịch giấy khá lớn, đồng thời móc túi bên trái, lấy hết tiền ra đưa cả bịch giấy và nắm tiền cho ông già kia. Sau đó họ lại nói với nhau một lúc rồi ông già bán vé số quay xe ra đường tiếp tục lăn xe đến một khúc quanh quẹo vào và biến mất.
Tôi ngồi, nhìn thấy tất cả hình ảnh đó. Tôi nghĩ rằng hai ông già có thể là anh em hay có liên hệ thân thiết gì đó, cả hai cùng sống trong cái chòi đó. Ông tàn tật còn khoẻ mạnh hơn nên đi bán vé số để nuôi ông kia già yếu hơn. Với suy đoán hợp lý như vậy, tôi chẳng còn mang thắc mắc gì khi về nhà vào buổi chiều tối nữa. Nhưng nhớ lại cái không gian vừa đến có chút hoạt động đó đã cho tôi tí chút thích thú, ít ra trong mấy ngày vô vị còn lại mà tôi phải coi nhà cho  con gái như đã hứa. Ngày hôm sau, cũng sau bữa cơm và giấc ngủ trưa khá dài. Tôi lại chậm rãi đi dạo đến con đường đó. Cũng tìm một quán cà phê để nhâm nhi, thả lỏng tâm hồn và nhãn giới theo những diễn tiến hiện ra trước mắt mình.
Một lúc sau, ông già bán vé số cũng đến, cũng chiếc xe lăn dừng dưới lề đường. Cũng với những động tác thành thạo nhưng khó khăn mỗi khi ông ta lên xuống và khập khiễng với đôi nạng kẹp dưới nách để đi đến từng bàn, với tập vé số trên tay mời chào khách. Rồi cũng với hành động khác thường, phân biệt đồng tiền khi nhận từ khách mua vé số khi cho vào túi áo. Tôi vẫn nhìn theo ông ta từ xa cho đến lúc ông ta đến sát bàn tôi đang ngồi. Tôi vẫn chú ý những động tác khác thường với đôi mắt tò mò thích thú. Không biết ông lão còn nhớ tôi, người khách không mua vé số mà chỉ biếu ông ta tiền chiều hôm qua hay không. Nhưng ông ta vẫn bình thản chìa tập vé số trước mặt tôi với câu mời hoàn toàn bình thường. Tôi cũng chẳng thèm để ý, im lặng lại rút ra tờ 20 ngàn đồng, đưa cho ông ta mà không nhìn, cũng không cầm lấy tập vé số. Hình như có tí ngạc nhiên với hành động của tôi, ông lão nhìn tôi, nói nhẹ :
-Tôi đi bán vé số, không muốn ép bất cứ ai, không mua mà vẫn phải cho tiền. Ông không muốn mua thì tôi đi, chẳng có gì buồn lòng cho tôi và áy náy cho ông cả!
Nói xong, ông ta đưa tập vé số gần tôi hơn, nói tiếp :
-Thì ông cứ chọn lấy vài tấm, ít ra cũng vui cho ông và cả cho tôi nữa. Tôi khỏi phải thắc mắc vì nhận tiền của người khác một cách vô lý!
Tôi mỉm cười nhét đồng tiền vào tận tay ông ta, và nói :
-Tôi không mua vé số bởi vì tôi không có nhu cầu cần đến món tiền  lớn. Cuộc sống đơn giản của tôi vừa đủ với những cái tôi đang có! Ông nghĩ mà xem tôi có nên mua vé số không? Mua để làm gì nhỉ khi mình không cần đến nó! Còn tặng ông tí tiền nho nhoi này, vừa đủ mời ông một ly cà phê lề đường. Chẳng có gì để ông phải thắc mắc cho mất vui.
Nghe tôi nói vậy, ông già nhìn tôi có vẻ cảm đông. Nói câu cám ơn kèm theo cái cúi đầu thân thiện, rồi cầm lấy tờ giấy bạc bỏ vào túi bên trái trước khi khập khiễng với đôi nạng đi sang bàn khác. Tôi vẫn đưa mắt nhìn theo ông già. Trực giác cho tôi biết từ con người nghèo khổ, tàn tật này có cái gì đó làm tôi tò mò, thích thú. Cuối cùng tôi cũng thấy ông ta đến căn chòi lá gặp và đưa cho ông già kia nắm tiền mà ông ta móc hết từ túi áo bên trái cùng một cái bịch khá lớn từ dưới sàn chiếc xe lăn, sau khi ông ta đã đi hết các quán trên con đường. Lần này nhờ cái bịch bằng ny lông, tôi lại ngồi ở quán nước khá gần căn chòi nên nhìn rõ hơn . Trong bịch ny lông có vài vật to, dễ nhận ra là bó rau, túi gạo khoảng 1kilô và một con cá bằng cán dao. Sau khi hai ông già nói chuyện gì đó một lúc, họ lại rời nhau, ông già kia lại trở vào chòi đóng tấm liếp cửa lại. Ông già bán vé số trở ra, cũng với những động tác như hôm qua rồi biến mất sau khúc quanh.
Với khá nhiều suy nghĩ và đoán mò về liên hệ giữa hai ông già, cũng như hành động và lời đối đáp rất sơ sài với tôi vừa qua cho tôi biết ông lão bán vé số này không phải là người thấp kém. Tự nhiên tôi có cảm giác muốn biết rõ hơn về hai ông già đó. Nhưng ngày mai vợ chồng con tôi trở về, mà tôi thì cũng muốn mau mau xong công việc cho con để trở lại nhà của mình, nó quen thuộc với tôi hơn. Sau một lúc suy nghĩ, tôi đứng dậy ra khỏi quán, hướng đến căn chòi lá với ý định gặp ngay ông già yếu đuối, chống gậy để hỏi chuyện và nếu cần cũng giúp đỡ họ tí chút.
Đưa tay gõ vào tấm liếp vài tiếng nhè nhẹ cùng với tiếng gọi chủ nhân. Tôi chờ đợi không lâu thì ông già chống gậy đi ra. Ngay khi nhìn thấy đôi mắt ông ta, với mầu trắng đục kèm theo dáng điệu nhìn không rõ người đối diện của ông ta. Tôi đoán ông ta chưa thực sự mù nhưng chắc chắn không thể nhìn được rõ ràng nữa. Trong vẻ lờ đờ vì nhìn không rõ đó , ông già có tí ngạc nhiên hỏi tôi :
-Ông tìm ai ?
Thành thật, tôi cũng bị luống cuống tí chút với câu hỏi của ông già chỉ vì tôi đã không có tí gì chuẩn bị khi gặp ông ta, một người mà tôi và ông ta chưa một lần quen biết. Ngập ngửng tí chút tôi trả lời :
-Tôi có chút quen biết ông già bán vé số, nên….
Chỉ nói được vậy, tôi lại rơi vào ngập ngừng vì không tìm được lý do. Cũng may là ông già vội vàng trả lời tôi :
-À! ông Khoa, ông ấy vừa đến đây mang cho tôi thức ăn, rau cỏ và cả tiền nữa… Có chuyện gì không ông ?!!
Nhờ câu nói của ông già đã hoá giải lúng túng. Tôi đã có dịp trò chuyện với ông ta ! Cuối cùng tôi đã hiểu về họ. Họ chỉ là người bạn tàn tật bình thường, ngẫu nhiên gặp nhau trong việc tìm sống trên đường phố mà quen nhau, hoàn toàn không có liên hệ gì họ hàng cả. Ông Khu, tên ông già trước mặt tôi, dù vẫn còn đôi chân, nhưng bị bệnh tê liệt dần dần. Ban đầu mới bị bệnh ông ta còn có thể di chuyển được, nên cũng vào nghề bán vé số dạo kiếm sống. Vợ ông trước đây còn khoẻ mạnh ở nhà lo việc bếp núc cho hai người, đồng thời nhận quần áo từ khu công nghiệp về giặt ủi kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống của họ dù nghèo nhưng vẫn không đến nỗi cùng cực vì nhờ cả hai không vướng vào bất cứ tật ách nào. Chỉ đáng buồn là họ không có con cháu để nương tựa khi tuổi già.
Trong một lần đi nhận hàng giặt ủi bà Khu bị tai nạn xe cộ mà tê liệt toàn thân. Không lâu sau đó ông Khu cũng bị căn bệnh tê liệt tấn công mạnh hơn. Đồng tiền dành dụm cũng như tiền bồi thường do tai nạn đều đội nón ra đi với bệnh tật của hai người. Cuối cùng hai ông bà đành sống nhờ vào tiền giúp đỡ của hàng xóm hay cơ quan phường xã, đặc biệt từ ông Khoa. Người bạn quen nhau ngẫu nhiên trên đường phố đó đã cảm thông hoàn cảnh khốn khổ, không may của bạn mà giúp đỡ. Tình trạng ông Khoa thật ra cũng chẳng khá hơn gì. Ông bị bệnh sốt tê liệt từ bé, cha mẹ mất sớm, sống nhờ vào người anh trai duy nhất, nhưng người anh không may bị chết trong chiến tranh khi còn độc thân. Lúc người anh chết ông Khoa mới 17,18 tuổi đã phải bước vào việc kiếm sống với tấm thân tàn tật. Nhưng thời gian cũng qua dần, cuộc sống dù khốn khổ , ông Khoa vẫn cưới được vợ rồi có một đứa con trai. Gia đình tạm gọi là yên ấm cho đến khi vợ ông bị bệnh mà mất khi đứa con mới 15 tuổi. Trong hoàn cảnh thiệt thòi của kẻ tàn tật, nghèo túng đó, ông lại phải bù đầu vào việc kiếm sống nuôi bản thân và đứa con đang tuổi lớn khôn. Chính vì lo kiếm tiền sinh nhai, ông đã lơ là, không chú ý đến giáo dục cho con. Kết quả thằng con bị lôi kéo vào đường nghiện hút, sát nhân nên đã bị xã hội đào thải khi tuổi gần 30. Hiện nay ông Khoa vẫn sống nhờ vào vợ chồng của một người cháu họ xa trong một khu lao động không xa nơi vợ chồng ông Khu đang sống. Cả hai vợ chồng người cháu của ông đều làm công nhân thu gom rác trong khu vực. Để tránh gánh nặng cho vợ chồng cháu, ông Khoa bước vào nghề bán vé số.
Hàng ngày tiền thu được từ việc bán vé số, ông Khoa coi như tiền công lao thực sự của mình, được dành cho cuộc sống của chính cá nhân ông và đóng góp cho vợ chồng người cháu tí chút, coi như đền bồi sự dung dưỡng của cháu. Còn những món tiền thu được từ khách mua vé số cho thêm vì thương hại thân thể tàn tật của ông hay tiền thối lại quá nhỏ bé nên khách cho tặng. Món tiền không trong danh sách này được ông để riêng vào chiếc túi bên trái, dành để cưu mang, giúp đỡ vợ chồng ông Khu, người bạn có cảnh ngộ bi thương hơn mình. Ái ngại cho bệnh tật và gần như mù loà của người bạn nên hàng ngày trên đường bán vé số, ông thường mua thức ăn cho vợ chồng ông Khu. Lòng tốt của ông đã kéo dài nhiều năm. Ông Khu rất cảm động, coi ông Khoa không những là người bạn chí thiết mà còn là một vị ân nhân vĩ đại của vợ chồng ông ta. Đã nhiều lần vì muốn tìm cách thoát ra khỏi lòng tốt bao la của người bạn, ông Khu cũng tính đi làm kẻ ăn xin. Nhưng lại vướng người vợ bệnh hoạn ở nhà một mình không ổn, nên cuối cùng đành xấu hổ mà tiếp tục chấp nhận nhận sự giúp đỡ của bạn.
Hình như hiểu sự áy náy của bạn, ông Khoa đã nhiều lần an ủi và đề nghị ông Khu yên lòng ở nhà chăm sóc người vợ cho đến phút cuối đời để trả đủ nghĩa phu thê. Rồi sẽ tính đến việc tìm cách sinh nhai. Thấm thoát bà Khu đã liệt giường đã hơn 5 năm, sự giúp đỡ của người bạn tuyệt vời vẫn tiếp diễn.
Nghe ông Khu tâm sự, tôi ngẩn ngơ, cảm phục tình bạn của họ. Trong trí nhớ tôi hình ảnh người đàn ông tật nguyền với chiếc xe lăn, hàng ngày thu gom từng đồng tiền bé nhỏ để giúp đỡ bạn đã làm tôi thẩn thờ suy nghĩ. Ngần ngại tí chút tôi nói với ông Khu muốn vào thăm vợ ông ta. Đúng như vậy, trên chiếc chõng tre cũ kỹ, đen đủi, khá rộng, đủ chỗ cho hai người nằm. Một người đàn bà thân thể mỏng dính như dán xuống mặt giường đang nằm sát nửa bên phần phía trong chiếc giường. Trên người bà ta một mảnh chăn mỏng dơ bẩn nhẹ nhàng lên xuống theo nhịp hô hấp. Góc bên kia phía trong căn chòi là chỗ nấu ăn luộm thuộm với vài dụng cụ nấu ăn cáu bẩn cùng với cái bếp xét rỉ. Khắp căn chòi vài chiếc quần áo lẫn lộn với giẻ lau treo lền khên trên vách, trên trần nhà … Tất cả chỉ có vậy, cuộc sống của một cặp vợ chồng già, bệnh tật đã làm tôi cúi đầu thương cảm. Đứng xững lại, đưa mắt nhìn bao quát một lúc, tôi đi nhẹ nhẹ tiến đến gần chiếc giường, có ý nói với người đàn bà bệnh hoạn đó vài lời hỏi thăm. Nhưng ông Khu buồn bã nói như muốn khóc với tôi:
-Hiện nay bà ấy chỉ là một khúc cây, ý thức hoàn toàn không còn nữa. Cám ơn ông đã có lòng đoái hoài.
Nghe ông Khu nói như vậy, tôi dừng lại, bỏ ý định thăm hỏi bà vợ ông ta vì không muốn làm ông ta đau lòng hơn. Tôi nói với ông ta vài lời an ủi, rồi móc hết tiền trong túi ra, tế nhị đưa vào tay ông ta:
-Tôi chẳng biết bằng cách nào chia xẻ nỗi cơ cực và bất hạnh của bà, ngoài việc giúp đỡ ông tí tiền còn sót lại trong túi, mong ông nhận cho.
Trên đường trở về nhà, hình ảnh ông già bán vé số tốt bụng luôn luôn chập chờn trong trí nhớ của tôi đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi tự hỏi, trong thế giới xô bồ, vật chất ngày nay vẫn còn có những con người tốt bụng một cách âm thầm, đáng kính nể như ông già tàn tật, nghèo khó và bất hạnh này sao?
Với dự tính chiều ngày mai, trước khi con tôi trở về, tôi sẽ cố tranh thủ để gặp lại người đàn ông bán vé số tốt bụng mà tôi cảm mến đó thêm một lần nữa.
Khác với 2 ngày trước, hôm nay, ngày cuối cùng tôi không ngủ trưa như thói quen mà đi ra mua một bịch trái cây, một tầy giò lụa nho nhỏ và dĩ nhiên có mang theo chút tiền rồi tôi lại đến con đường, nơi mà tôi muốn gặp ông già bán vé số. Với dự tình tôi sẽ gặp ông già bán vé số trước rồi cùng với ông ta đến nhà ông già kia nói chuyện. Có lẽ vì không ngủ trưa và sốt ruột nên tôi đến hơi sớm so với 2 ngày trước. Khi vừa đến đầu đường tôi đã trông thấy ông già bán vé số đang gò mình với cặp nạng bước lên lề đường để vào cái quán đầu tiên ở góc đường, đó là một quán nhậu, khá đông khách. Ông già đến cái bàn dài đầu tiên, có khoảng 12, 13 người ngồi quanh. Hầu hết ở lứa tuổi trung niên, trang phục của nhóm khách này khá sang trọng, thể hiện đám khách là giới giầu có và trí thức. Trong nhóm có 5 người phụ nữ. Qua những lời nói khá to vang ra cả bên ngoài của nhóm khách. Cũng như những lời họ mời chào, xưng tụng, thách đố nhau ăn và uống, cho tôi biết họ là nhân viên có chức vụ của một công ty tài chánh hay ngân hàng nào đó. Ông già xoè tập vé số ra trước mặt người khách gần ông ta nhất, hình dung cũng bệ vệ nhất rồi nói lời mời mua vé số. Nhưng cũng đúng lúc đó ông khách này giơ cao chiếc ly ruợu lên hướng về nhóm bạn thách thức cạn ly! Có lẽ hành động xen kẽ của ông già bán vé số đã làm giảm hứng thú của kẻ mời rượu, nên ông khách lấy tay hất nhẹ tay ông già bán vé số rồi bực bội chửi :
-Thằng ăn mày! Đi chỗ khác! Đồ chó!
Với cái gạt tay nhẹ của ông khách, ông già chỉ hơi mất thăng bằng tí chút, nhưng ông ta vẫn phải gượng lại để lấy thăng bằng và cũng chưa kịp phản ứng gì với câu chửi nặng lời của người khách. Ngay lúc đó, một phụ nữ trong nhóm ăn nhậu, ngồi gần với ông khách thô lỗ, vừa cười vừa nói lớn:
-“ Xếp Tổng “ ơi, xếp say rồi sao mà không nhìn thấy, đó là người bán vé số, chứ không phải là người ăn mày đâu !
Lời nói đùa của bà ta đã làm cả nhóm khách cười. Vài người còn cất tiếng phụ hoạ với người phụ nữ nữa. Không biết đó là lý do càng làm cho ông khách thô lỗ bực tức hơn hay sao? Ông ta vổ nhẹ vai người phụ nữ vừa nói và hướng vào bà ta với giọng sai khiến:
-Ôi! Thằng bán vé số hay thằng ăn mày thì có gì khác nhau đâu! Chỉ làm cho tao bực mình! Con Cúc, bố thí cho nó vài ngàn đề nó “biến” đi cho tao đỡ mất hứng!
Lại một tràng cười vui cùng những lời nói lè nhè vì say rượu của đám khách vang lên đồng lõa hay giỡn đùa với ông khách bệ vệ và người phụ nữ tên Cúc. Dù đùa giởn nhưng người phụ nữ có vẻ nể sợ ông khách thô tục, bà ta mở xách tay lấy ra một tờ giấy bạc, đưa truớc mặt ông già bán vé số với câu nói xua đuổi:
-Thôi cầm lấy! đi đi, đừng làm phiền người ta nữa!
Đứng bên ngoài, vì quá xa và tiếng nói của ông già bán vé số quá nhỏ nên tôi không biết ông ta đã nói gì với bà khách. Nhưng chỉ thấy ông già lắc đầu, đưa bàn tay đang cầm vé số phất phất vào đồng tiền trên tay của người phụ nữ ,ý nói không muốn nhận, rồi khấp khểnh lui ra đằng sau! Người phụ nữ hình như bực bội vì câu trả lời gì đó của ông già hay thái độ không nhận tiền của ông ta. Bà ta nhét tiền trở lại túi xách, đưa mắt lườm, nguýt ông già, rồi nói lớn :
-Đồ ăn mày, nghèo rớt mùng tơi mà còn làm cao, sĩ diện! Cút đi cho người ta ăn uống!
Tôi cũng không biết ông già có nghe thấy không. Nhưng ông ta im lặng dò dẫm bước đi rời xa đám khách, hướng đến chiếc bàn với nhóm khách khác trong quán. Đằng sau ông ta vẫn ồn ào tiếng cười nói đùa dỡn của nhóm khách. Tôi đã chứng kiến trọn vẹn diễn tiến không mấy vui đó. Trong lòng tôi chợt phát sinh một cảm giác bực bội với những câu nói, hành động bất nhã, vô giáo dục, đầy tính cách khinh người nghèo khó của đám khách sang trọng và chức vụ đang ồn ào trong quán. Tôi tự hỏi nếu họ biết và hiểu được con người mà họ vừa chửi bới, khinh rẻ đó, là một người rất chí tình vì bạn bè, có lòng nhân đạo đáng phục, họ sẽ nghĩ sao và có phản ứng thế nào với ông ta ? Tôi hy vọng trong đám khách khoảng 12, 13 người đó vẫn có người nào đó có con tim và khối óc để họ có được cái nhìn vào xã hội nơi họ đang sống một cách cảm thông và nhân bản hơn. Tôi không dám bi quan quá mức nhưng tôi nghĩ nếu có được 2 hay 3 người trong số họ thì đúng là một hiện tượng may mắn cho xã hội chúng ta ngày nay vậy.
Cũng với suy nghĩ đó, tôi cũng tự hỏi, những người khách với vẻ sang trọng, học vị cao, chức vị lớn đó. Họ mở miệng ra với những câu nói chửi bới khinh rẻ kẻ nghèo dốt hơn họ thì thực chất của những mảnh bằng cấp, chức vị cao của họ có chắc chắn đúng với giá trị của nó không? Theo tôi họ vẫn còn thua xa tư cách của ông già tàn tật bán vé số vừa bị họ khinh rẻ chửi bới !
Sự việc không vui đó đã làm tôi mất hứng thú, không muốn gặp ông lão bán vé số nữa. Tôi không muốn gặp ông ta bởi vì tôi cảm thấy khó bình thản chuyện trò với ông ta và cả người bạn trong căn chòi lá nữa. Nhưng túi quà mang theo đã làm tôi khó nghĩ. Cuối cùng tôi lấy mảnh giấy viết vài chữ rồi kín đáo đến chiếc xe lăn của ông già đậu bên lề đường. Bỏ túi thực phẩm trên ghế ngồi của chiếc xe lăn cùng với mảnh giấy, tôi viết : “Tuỳ nghi xử dụng! “.
Lấy một tờ bạc 100 ngàn đồng cuộn trong tờ giấy khác với dòng chữ :” Tặng chiếc túi bên trái “ rồi tôi cột vào cái kệ để tay bên trái của chiếc xe lăn.
Lấy một tờ bạc 200 ngàn đồng, cuộn vào mảnh giấy khác, trên đó tôi viết dài hơn : “Tờ 200 ngàn này tặng riêng cho túi bên phải, xin nhận đừng chối từ !” rồi cột vào cần tay bên phải chiếc xe.
Sau khi đã hoàn tất, tôi tìm một góc khuất, kín đáo theo dõi phản ứng của ông già bàn vé số. Không quá lâu, ông già khập khễnh từ quán ăn đi ra, tiến đến chiếc xe lăn. Có tí ngạc nhiên khi nhìn thấy bịch quà và sau khi đọc tờ giấy, ông ta mở gói quà ra nhìn bên trong , bên ngoài rồi im lặng tí chút bỏ nó xuống chiếc giỏ ở dưới yên xe. Rồi chậm rãi gỡ cuộn giấy bên tay trái ra xem! Không biết có phải vì tờ giấy 100 ngàn quá lớn với ông ta hay quá ngạc nhiên vì người cho tiền đã biết ý nghĩa của cái túi trái, túi phải của mình. Ông già thừ người ra, đưa mắt nhìn bông lung ra vẻ suy tư rồi ông cầm đồng bạc xoay qua, xoay lại vài ba lần. Chẳng biết nghĩ sao ông ta gấp đồng bạc lại rồi bỏ vào túi bên trái. Xong đâu đấy, ông lão gỡ cuốn giấy bên tay phải, mở ra nhìn thấy đồng bạc 200 ngàn đồng, đọc xong mảnh giấy. Ông ta thẩn thờ đến mức tôi đứng khá xa vẩn thấy được vẻ xúc động hiện rõ trên khuôn mặt xám đen, trong ánh mắt và cả trong vẻ lung túng khi cầm tờ giấy bạc. Sau một lúc quá xúc động, ông ta quay đầu nhìn chung quanh như muốn tìm người chủ nhân của những món quà đã làm ông ta thẩn thờ. Nhưng làm sao ông ta tìm thấy được khi tôi cố ý lánh mặt?
Sau một hồi đưa mắt tìm kiếm không kết quả, ông lão với tờ giấy bạc 200 ngàn đồng trong tay, đầu ông ta cúi xuống nhìn tờ giấy bạc ra chiều suy nghĩ rất mạnh. Một lúc sau hình như đã tìm được bình thản, ông ta gấp tờ giấy bạc đưa lên định bỏ vào túi áo bên phải. Nhưng khi bàn tay vừa chạm đến mép túi, ông ta dừng lại, bỏ tay xuống rồi lại cúi đầu, thờ thẫn suy nghĩ ra vẽ chưa thực sự tìm ra một quyết định . Mãi một lúc, có lẽ buông tiếng thở dài, ông ta đã tìm được quyết định, không cần lưỡng lự nữa, ông ta cầm đồng bạc lên bỏ vào túi bên trái! Rồi trở lại động tác thường nhật, xếp hai cây nạng vào bên cạnh chiếc xe lăn, rồi khó khăn leo lên ngồi vào chiếc yên và dùng tay lăn bánh cho xe di chuyển.
Tất cả diễn biến của ông già bán vé số đã được tôi quan sát rất rõ ràng. Tôi đứng nhìn theo cho đến khi ông ta dừng lại trước một quán khác trên con đường để tiếp tục việc mời khách mua vé số, rồi tôi mới thủng thẳng ra khỏi chỗ nấp. Tôi đi chậm chạp trở lại con đường về với một tâm trạng rất khó hiểu. Cái tâm trạng của một người mang cảm giác ngạc nhiên tột cùng cũng như lòng kính mến vì đã nhìn thấy tư cách ngay ngắn của một ông già tàn tật, nghèo đói. Rồi cũng chính trong cái cảm xúc ngẩn ngơ đó tôi tự hỏi nếu tôi rơi vào hoàn cảnh bi đát như ông già đó. Liệu tôi có can đảm, có lòng tự trọng và cả lòng nhân đạo để làm như ông ta không ? Tự hỏi như vậy, nhưng tôi quá rõ về tôi, cái tôi của tầm thường và mang khá nhiều tánh xấu thì làm sao tôi có thể làm được như ông già bán vé số tàn tật, nghèo đói và đáng nể đó được ?!

146 nhận xét:

  1. Thật đáng trân trọng nhân cách của ông già bán vé số. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng tấm lòng nhân hậu và lòng tự trọng vẫn luôn ở bên ông.
    Chúc Mẫn ntuần mới vui nhiều nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, nhân cách đó đã khiến cho mình phải nghĩ nhiều về mình. có người học cao, chức lớn quyền rộng mà sao xử thế thấy đắng lòng chị nhỉ. chúc chị bình yên mãi.

      Xóa
  2. Một bài ký về những số phận , những tấm lòng đa dạng . Cảm ơn nhà sưu tầm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh sang thăm và đọc bài dài nầy, chúc anh luôn an vui hạnh phúc.

      Xóa
  3. Em thăm anh đọc bài hiểu thêm tình cảm và đời sống.

    Chúc anh vui nhiu ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào em, anh chúc em buổi chiều thật vui vẻ em nhé.

      Xóa
  4. Mấy lâu anh nghĩ xả hơi ,nay mới trở lại thăm bạn bè ,thăm em Mẫn ạ
    Truyện khá hay cảm động có ,cảm phục có .Đúng là đói cho sạch rách cho thơm .
    Và cứ tưởng mình rất là nhỏ bé so với hành động của ông già bán vé số
    THĂM EM KẺO LÂU NGÀY KO GẶP .CHÚC EM AN VUI SK MẦN NHÉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mừng gặp lại anh, cám ơn anh ghé thăm, chúc anh mọi sự an lành.

      Xóa
  5. em sang thăm MẪN đây, bài viết rất hay. Chúc anh tuần mới gặt hái nhiều thành công mới nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em ghé thăm, anh chúc em luôn vui vẻ bình an.

      Xóa
  6. Ông già bán vé số nghèo nhưng trong sạch, nhân hậu. Ngược lại những kẻ hợm tiền thật qúa tầm thường. Thăm Mẫn đọc câu chuyện hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hai mặt cuộc đời, quá trái ngược nhau chị nhỉ, cám ơn chị ghé thăm, chúc chị ngày mới nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  7. Thăm bạn đọc bài ký hiểu thêm con người và cuộc đời.
    Chúc bạn an bình !

    Trả lờiXóa
  8. sang thăm đọc bài viết... Hai mặt cuộc đời...có những người như thế
    rất hay ý nghĩa nhân văn...
    chúc vui nhiều

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bên cạnh mình vẫn còn nhiều lắm những tấm gương sáng, cứ tìm thì sẻ thấy. cám ơn anh ghé thăm và chúc anh an lành hạnh phúc.

      Xóa
  9. Một tấm gương thầm lặng và cao cả anh nhỉ !

    Chúc anh tối ấm áp bên gd nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ước gì mỗi người đều có lòng nhân hậu như ông già bán vé số em nhỉ, chúc em bình an.

      Xóa
  10. Trà đọc không bỏ sót một đoạn văn hay và rất xúc động này của anh .
    Và cũng chỉ nói được ..Thương lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hai hình ảnh trái ngược nhau tồn tại trên đời nầy em ạ, cám ơn em sang thăm và chúc em ngày mới nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  11. Em đọc đi đọc lại nhiều lần anh à! Anh không là nhà văn có tiếng, nên anh viết rất thực, rất hay...Đâu đó trên cuộc đời này còn có những yêu thương...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh chỉ ghi lại những gì thấy được và nêu ra cái ẩn khuất đàng sau sự việc thôi, cám ơn em chi sẻ, chúc em vui vẻ an lành.

      Xóa
  12. hai mặt cuộc đời...
    Đời thì vẫn vậy, vẫn luôn có hai mặt, và những yêu thương, những nhân cách sẽ luôn ngời sáng, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa...
    Chúc anh nhiều niềm vui và có sức viết thế này, anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh không hư cấu ra truyện như nhà văn được nên anh dựa theo những gì thấy được mà viết lại thôi hà em . chúc em bình an nhé.

      Xóa
  13. Thật cảm động với bài viết của anh. Tình người nó thể hiện ở trong từng lời nói, cử chỉ hằng ngày vậy đấy. Một người rất giàu chưa chắc là một người tốt, ngược lại một người tốt chưa hẳn là một người giàu.
    Quan trọng hãy sống như một con người.
    Chúc anh vui và có nhiều bài viết hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng vậy bạn ạ, có người chức cao quyền trọng lại bất nhân bất nghĩa, có người nghèo khó lại giàu lòng nhân ái. chúc bạn đêm an bình.

      Xóa
  14. Thăm anh Mẫn ,bài viết thật hay...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn ghé thăm, chúc bạn buổi tối bình yên nhé.

      Xóa
  15. Em đọc từ trên xuống hết bài sưu tầm ...bài viết hay và ý nghĩa cho cuộc đời anh ạ
    Chúc anh an lành nhe

    Trả lờiXóa
  16. Cuộc đời thật lắm trái ngang... bài viết thật sâu sắc và đáng để suy ngẫm..ghé sang thăm anh chúc anh buổi chiều thật vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em, anh chúc em buổi tối vui vẻ bình an nhé

      Xóa
  17. Bao bộn bề công việc
    Hôm nay thây đột nhiên
    Nhớ đến anh, anh Mẫn
    Dù rằng đang rất bận
    Vội vàng ghé thăm anh
    Chúc anh mãi an lành
    Công việc đều toại thành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, dù bao bận rộn vẫn dành thời gian ghé thăm anh, chúc em an vui hạnh phúc nhé.

      Xóa
  18. Mình nằm viện mãi đến hôm nay mới thăm 2 bạn được nè
    Chúc 2 bạn an vui, hạnh phúc nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, chúc mừng sức khoẻ bạn phục hồi, mong bạn luôn an vui ấm áp nhé.

      Xóa
  19. Cám ơn Bạn đã có tấm lòng thương mến
    và khổ công tìm hiểu những mảnh đời
    khó nghèo,rất tự trọng và đầy lòng nhân ái.
    Đúng là nghèo cho sạch,rách cho thơm
    Rất đáng kính trọng.Chúc bạn vui và có
    tâm hồn minh mẫn. Để có những bài viết
    hay nói về lòng nhân đức của con người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn ghé thăm, mình luôn ao ước được giới thiệu những tấm gương nhân ái bao dung và chỉ mặt những cường quyền. chúc bạn buổi chiều an vui nhé.

      Xóa
  20. Ta cứ đi mà nào đâu có biết
    Bao mảnh đời đau khổ đùm bọc nhau
    Một giây thôi nếu ta nhìn lại sau
    Sẽ hiểu lắm những ân tình chia sẻ .........
    ........
    Anh à ...cái câu ...may ra còn hai ba người hiểu biết ấy -đọc xong sao thấy đau lòng với cuộc sộng hiện thực bây giờ thế -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giống như Sodoma Gomora ngày xưa vậy, trong bọn quan lại ngày nay muốn tìm một người nhân hậu thật khó. chúc bạn bình an nhé.

      Xóa
  21. Bài viết thật ý nghĩa đúng với thực tế của xã hội xô bồ hiện tại anh ạ ....
    Chúc anh buổi chiều an lành hp tràn đầy .....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em đồng cảm, chúc em buổi chiều tràn ngập yêu thương.

      Xóa
  22. HÃY VỀ ĐẤT TỔ ĐI MẪN NHÉ
    ĐỂ ĐƯỢC CÙNG NHAU GỌI TIẾNG BẦM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. muốn về đất tổ đã lâu
      ngặt tiền không có lấy đâu mà về.
      cám ơn anh, chúc anh bình an.

      Xóa
  23. Câu chuyện thật ý nghĩa đáng để nhìu người phải suy ngẫm ! A Mẫn viết hay thiệt đó như một nhà nhà văn luôn ! Bọ chúc A mọi điều tốt lành nha A Mẫn !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em khen anh làm anh nở muốn banh cái lổ mũi nè. chúc em đêm bình an nhé.

      Xóa
  24. Anh Mẫn hay quá, đã dùng lời văn kể lại sự việc một cách sinh động, logic và rất thực tế, đọc bài viết của anh em cảm thấy như mình được tận mắt chứng kiến sự việc vậy. Cuộc sống đa dạng và phức tạp, rất cần tấm lòng nhân ái như thế lắm, chính chú khuyết tật bán vé số kia mới thật sự là người giàu có về vật chất lẫn tấm lòng, thật đáng trân trọng và khâm phục ! em thấy "tác giả" bài viết nầy cũng rất xứng đáng được ngợi ca ... cho em gửi lời cảm ơn đến tác giả đã cho mọi người (dĩ nhiên là có em) đọc một câu chuyện đầy tính nhân văn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh chỉ tuần tự kể lại mà, cám ơn em ghé thăm và chia sẻ, chúc em buổi tối an lành.

      Xóa
  25. Tính cách của ông già bán vé số xứng đáng là tấm gương sáng em nhỉ?
    Chúc em luôn có bài hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, những người nghèo tiền bạc mà giàu lòng nhân ái chị ạ, chúc chị buổi chiều an vui nhé.

      Xóa
  26. Wa thăm M và được đọc một entry rất hay rất cảm động . Đúng là chỉ có những người cùng hoàn cảnh mới yêu thương nhau . Chuc M cuối tuần thật vui nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đồng hội đồng thuyền dể cảm thông và chia sẻ hơn bạn nhỉ. chúc bạn vui vẻ an lành.

      Xóa
  27. "Sống trên đời cần lắm một tấm lòng" phải không anh ?
    Buổi sáng em qua thăm và chúc anh một ngày mới tốt lành, vui vẻ và hạnh phúc anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em sang thăm, anh chúc em buổi chiều vui em nhé

      Xóa
  28. Bài viết hấp dẫn vì sự chân thực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị, chúc chị bình an hạnh phúc nhé.

      Xóa
  29. Đến thăm MẪN. chia sẻ bài viết. chúc vui. khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh sang thăm, chúc anh buổi chiều ấm áp anh nhé.

      Xóa
  30. Sang thăm em và đọc bài viết thật cảm động.Trong dòng đời nghiệt ngã còn đâu đó chút ân tình. Cuộc sống hiện tại vô cùng phức tạp mà con người chỉ là hạt bụi của thời gian. Sống trên đời mình cần phải chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau . Gieo nhân tốt sẽ được quả tốt.

    Chúc em cuối tuần vui vẻ và công việc thuận lợi em nhé. Thân mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dù rất ít những cũng đủ ấm lòng chị nhỉ, cám ơn chị, chúc chị chiều cuối tuần an vui nhé.

      Xóa
  31. MT sang thăm anh , cuối tuần tràn ngập niềm vui , yêu thương anh nhé !

    Trả lờiXóa
  32. Ông cụ bán vé số hiền hậu, chân chất đến cảm động...Cám ơn bạn đã có một bài viết hay đầy tính nhân văn cao cả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị đồng cảm, chúc chị cuối tuần vui vẻ bình yên.

      Xóa
  33. Thương quá những mảnh đời cơ cực ...
    Ghé thăm và đọc bài viết của bạn mà LQ thấy nao lòng....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, chúc bạn cuối tuần thật vui bạn nhé.

      Xóa
  34. Ngày nay không thể nhận xét ngừơi ta qua ngoại hình được Mẫn à , ray rức mà làm chi . Tại em không có dịp thâm nhập vào thế giới lằm bạc nhiều tiền nên em ngạc nhiên đấy thôi . Cuối tuần vui nhiều nhé ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dù rất muốn nhưng không có điều kiện cho mọi nơi anh ạ, chỉ một lần theo chân người phu quét đường, và lần theo chân người bán vé số thôi, chưa có dịp theo những người lắm bạc nhiều tiền xem sao. chúc anh cuối tuần nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  35. câu chuyện của anh mang đến cho em nhiều suy nghĩ về cuộc sống ,cảm ơn tác giả bài viết chúc anh cuối tuần an vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy đứa tay ra em ạ, bên cạnh ta còn nhiều mãnh đời như thế. chúc em vui vẻ an lành.

      Xóa
  36. Em sang thăm, đọc câu chuyện của anh thật cảm động, nhiều suy tư, có điều gì đó như nghèn nghẹn...Cuộc sống muôn màu !
    Chúc anh chị gặt hái được nhiều niềm vui và hạnh phúc nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chào em, lâu quá em mới sang thăm anh, chúc em bình yên nhé.

      Xóa
  37. Dù ở thời đại nào thì tấm lòng nhân hậu và nhân cách con người vẫn đáng quý và đáng trân trọng ! Ghé thăm Mẫn. Lâu nay HTB bận việc nên giờ mới ghé thăm. Chúc Mẫn ngày chủ nhật nhiều vui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn bạn sang thăm, chúc bạn an vui hạnh phúc nhé.

      Xóa
  38. Mẫn viết hay quá, chị đọc tới cuối và thật thán phục ông lão nghèo mà nhân hậu! Đúng là quanh ta còn bao nhiêu nghèo khó đầy lòng tự trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dù ở môi trường nào cũng có người tốt bụng chị nhỉ, vừa nghèo, vừa tàn tật phải bươn chảy mưu sinh vẫn có lòng tự trọng. chúc chị thành công nhiều chị nhé.

      Xóa
  39. bài viết thật ý nghĩa , những mảnh đời bất hạnh còn nhiều lắm, họ nghèo nhưng giàu tình cảm anh ạ ! Chúc anh tuần mới tràn niềm vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. quanh ta còn rất nhiều những bàn tay chờ chia sẻ bạn ạ, chúc bạn vui vẻ an lành.

      Xóa
  40. Mẫn viết hay quá,dù có dài cũng lôi cuốn đến hết.Chúc em an vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị, chị khen làm em lên mây luôn. chúc chị bình yên, vui vẻ chị nhé.

      Xóa
  41. Chúc hai bạn tuần mới an vui, hạnh phúc nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn nhé. mình cũng chúc bạn như thế.

      Xóa
  42. Ngày đầu tuần chúc em an vui Mẫn nhe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháo anh, cám ơn anh ghé thăm, chúc anh luôn thanh thản an vui anh nhé.

      Xóa
  43. Tôi cứ đọc, cứ đọc và thế là hết truyện. Bạn viết cuốn hút người đọc. Trăn trở suy nghĩ về thân phận con người bất hạnh, dù tàn tật. Họ vươn lên để tồn tại và thương yeu ser chia giúp người cùng cảnh... Gợi ra bao điều suy nghĩ trong cuộc sống hôm nay!
    Chúc bạn có nhiều trang viết hay nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã tàn mà không phế, luôn tự vươn lên còn kéo theo người khác, thật đáng khâm phục bạn nhỉ, chúc bạn bình an và hạnh phúc nhé.

      Xóa
  44. GHÉ THĂM NHÀ ĐỌC BÀI THẬT HAY . CHÚC MẪN MỖI NGÀY TỚI LÀ MỘT NGÀY THẬT SỰ AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh ghé thăm và chia sẻ, chúc anh luôn thành công.

      Xóa
  45. Sang thăm bạn,đọc bài viết thật hay bạn ạ,chúc bạn thật vui và hạnh phúc bên con cháu bạn nhé!Bạn Mẫn-Thân.thật dồi dào bút lực bạn Mẫn nhé!

    Trả lờiXóa
  46. sang thăm bạn! Bài viết có những cảm xúc yêu thương.

    Trả lờiXóa
  47. Tình cảm giữa hai ông già trên thật cảm động lòng người em nhỉ. Họ đúng là lá rách ít đùm lá rách tả tơi đó. Chị luôn là người thăm em muộn đừng trách chị nha em. Còn chị, chị thật lòng quý trọng tấm tình của em vì em luôn hướng ngòi bút của mình về phía những kiếp người bé mọn, nhiều bất hạnh trong cuộc đời và viết về họ bằng niềm yêu thương trân trọng. Chị tin những người làm được việc này là những người có tâm lành thiện em à. Chúc em vui khỏe nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chào chị, cám ơn chị sang thăm và đọc bài của em, "cái gì đã nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không". cùng nhau nhìn thấy vá cùng nhau chia sẻ những đắng cay của kiếp người, em học tập gương ông chủ quán trong truyện Lục Vân Tiên mà. chúc chị vui vẻ an lành chị nhé.

      Xóa
  48. MTV đã đọc hết câu chuyện và cảm động vô cùng. Một ông lão bán vé số tật nguyền, nghèo khổ có nhân cách tuyệt vời, một tấm lòng nhân hậu hiếm thấy. Đối lập với ông lão bán vé số là những kẻ tiếng là có học, có địa vị mà nhân cách thật là đáng xấu hổ.
    Cảm ơn anh về bài viết tuyệt vời này. MTV chúc anh luôn mạnh khoẻ, bình an nhé!

    Trả lờiXóa
  49. Cám ơn em đã hiểu ý của anh khi viết chuyện nầy, anh muốn trình bày hai thái cực đối lập nhau . chúc em luôn bình an và hạnh phúc nhé.

    Trả lờiXóa
  50. Em qua thăm anh muộn, đọc lại bài viết rồi về đây.
    Chúc anh ngủ ngon nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, dù muộn vẫn đến đọc và cảm nhận với anh. chúc em ngủ ngon nhé.

      Xóa
  51. Anh viết những câu chuyện đời thường thực cảm động. Trong xã hội người nghèo khó dễ thấy nhau hơn hay sao đó mà.
    E mới qua lại bên này mấy ngày thôi. Chúc Anh luôn vui khỏe nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào em, mừng em trở lại chốn nầy, hằng ngày những cảnh nầy luôn diển ra đây đó em ạ, chỉ cần cuối xuống một chút em sẻ thấy nhiều vô kể những tấm lòng bao dung. cám ơn em và chúc em luôn bình an em nhé.

      Xóa
  52. em ghé thăm anh- đọc câu chuyện thật xúc động ...cảm ơn anh và những người luôn có lòng trắc ẩn về số phận con ng , những mảnh đời...
    .những gam màu cuộc sống...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. họ rất đáng thương và cho ta cảm tình trân trọng em ạ. chúc em bình an và hạnh phúc em nhé.

      Xóa
  53. em đọc, rất lâu anh ạ, một câu chuyện về tình người. Thôi thì, giữa xã hội tha hóa này, vẫn có những tấm lòng con người với nhau thật đẹp phải không anh ?
    Cầu mong cho ông ấy đủ sức khỏe để giúp bạn mình, cũng như cầu mong một chút may mắn nào đó để những mảnh đời này có cơ hội vươn lên... Mong lắm anh ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn những chia sẻ của em, chắc ông lão ấy sẻ ấm lòng khi có người nói như vậy. chúc em đêm bình an và ấm áp nhé.

      Xóa
  54. Một câu chuyện thật cảm động. Những con người tuy nghèo nhưng không hèn..ghé thăm anh chúc buổi tối thật vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã tàn (tật) mà chưa phế còn giang tay ra với người khổ hơn mình, cả hai ông già đều để lại trong ta một niềm thương cảm vô hạn. chúc em an vui mãi nhé.

      Xóa
  55. Quanh ta vẫn còn những tấm lòng nhân hậu...
    Bài viết của anh cảm động lắm!
    Em sang thăm anh, chúc anh tối an lành nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em chia sẻ và đồng cảm với anh, chúc em vui vẻ an lành.

      Xóa
  56. Thăm bạn và được đọc một chuyện khá dài ,nhưng nhiều tình tiết và lời kể hấp dẫn.
    .
    Đôi khi tình nghĩa nặng với nhau lại được kết bởi những người cùng cảnh ngộ, tình thương yêu san sẻ giữa những người cùng cảnh có khi còn sâu sắc và thân ái hơn cả tình ruột thịt.Lòng nhân ái không những có ở loài người...mà dường như ngay cả các loài vật và thậm chí có khi không cũng giống loài mà cũng có tình thân hữu và tương trợ.
    Không như một số con người tàn bạo...họ cướp cả miếng ăn cuối cùng của người khác...và có khi là cả mạng sống của nhiều người..
    Chúc bạn luôn vui và có những câu chuyện hay vào đời văn của bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. có những người bề ngoài sang trọng chức quyền mà chỉ biết giành giật miếng ăn với anh em cùng khổ thật đáng xấu hổ bạn nhỉ, chúc bạn vui vẻ bình an nhé.

      Xóa
  57. Đọc bài viết với những ưu tư khó nói lên tâm trạng chính mình........
    Số phận là vậy.... LỜI KẾT CŨNG RẤT NHÂN VĂN NHƯ ÔNG LẢO BÁN VÉ SỐ ĐẤY...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông lão tàn tật đã làm cho mình phải suy nghĩ nhiều bạn ạ, cám ơn bạn ghé nhà và chia sẻ với bài, chúc bạn đêm an lành bạn nhé.

      Xóa
  58. Một ngày mới chúc anh mọi điều tốt lành nhé!

    Trả lờiXóa
  59. Những mảnh đời
    Ôi những mảnh đời lắm nỗi
    Nhưng tâm hồn họ vẫn thơm tho
    Cảm ơn bạn về câu chuyện này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thà rằng tốt gổ hơn tốt nước sơn là đấy anh nhỉ, thế gian nầy cần lắm một tấm lòng. chúc anh bình an và hạnh phúc mãi.

      Xóa
  60. Tất bật ngược xuôi những phận người
    Nhưng vẫn thơm hương tựa đoá sen
    Tinh khôi thanh khiết trong nắng sớm
    Toả ngát đưa hương đến với đời
    -------------
    Cuối tuần an yên anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như đoá sen em nhỉ, vươn lên từ bùn nhơ toả hương thơm ngát và chở che cho bao sinh vật khác. chúc em đêm ấm nồng en nhé.

      Xóa
  61. bài viết tuyệt vời, đầy ý nghĩa
    Cám ơn tác giả đã cho bạn đọc một entry thật hay, đầy nhân cách, cảm phục và đáng học tập,
    Chúc bạn ngày cuối tuần HP và tràn niềm vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn ghé thăm và đọc bài của mình, chúc bạn luôn an vui nhé.

      Xóa
  62. Hết mệt rồi sang thăm anh đây.
    ..Đọc bài viết của anh Lúa phải mất nhiều tg suy nghĩ, xin sẻ chia với anh như sau.miền đất phương nam vốn có câu ca dao nỗi tiếng...
    _dò sông dò biển dể dò
    mấy ai lấy thướt mà đo lòng người...
    thật vây. khó có thể có cảm tình với một ông lão bán vé số đen đúa tật nguyền bán vé số từ cái nhìn đầu tiên, bởi đôi khi vô tình ngắt ngang câu chuyện rôm rả của ai đó...
    và càng khó hơn nếu không tận mắt chứng kiến để đánh giá lòng nhân hậu, đầy tình người của ông lão với nghĩa cữ vô cùng cao quý, tự nguyện cưu mang trách nhiệm với người cùng cảnh ngộ lại lâm vào cảnh khó khăn hơn mình. Đạo đức ấy sánh ngang tấm lòng từ bi của Phật, chúa, trên trời mà người đời ca tụng. Một kẻ nghèo hèn , tật nguyền lại dám hy sinh công sức bảo bộc đồng loại, trong khi cái bọn ăn trắng mặc trơn, rủng rỉnh đồng tiền thì lại tỏ rỏ nhân cách suy thoái, vô cảm. thật đối nghịch đến đau lòng...tiếc một điều, Giá mà lúc đó anh có một điện thoại xịn một chút quay thành đoạn clip rồi tung lên mạng để bọn người kia có còn đất dung thân trong mắt thiên hạ...tóm lại câu ca dao dưới đây chắc không lỗi thời...
    - bầu ơi thương lấy bí cùng
    tuy là khác giống nhưng chung một giàn.

    Chúc anh luôn dồi dào sức khỏe , mắt luôn sáng, trí luôn minh mẫn để chộp được những khoảnh khắc đời thường, và viết được nhiều bài giá trị nhân văn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. còn nửa những cảnh đời nghèo khó mà tâm không khó anh ạ, anh có dịp đi chơi mãi, em ghen tị quá. chúc anh chị bình an nhé.

      Xóa
  63. Anh mẫn thân mến ! Lúa có tg hoạn lọ trên chốn quan trường hơn 14 năm, nhưng khi về ở ẩn thì không được hưởng bất cứ chế độ nào, ngoài xuất thương binh chiến trường với mỗi tháng hơn triệu bạc, nhờ có công việc làm ăn kiếm cơm hằng ngày, số tiền lương ít ỏi đó Lúa dành dụm để mỗi năm có thể tự thưởng cho mình 1 vài chuyến đó đây. cũng nhờ thêm con gái rình cơ hội canh vé máy bay giá rẻ khuyến mãi mua tặng tứ thân phụ mẫu nên mới có cơ hội cưởi ngựa xem hoa thôi chứ nào cao sang hưởng lạc gì đâu,chắc anh không thể ngờ đi Đà nẵng kỳ này Lúa chỉ ở khách sạn 150k/đêm và vì dị ứng đồ biển , nên chỉ ăn cơm giá 25k /bửa , toàn chi phí chuyến đi của 4 người chỉ với 10tr, rẻ bất ngờ phải kg anh...bài thơ họa với Niềm Tin dưới đây chứng minh nhé !
    Hai Lúa19:06 Ngày 29 tháng 08 năm 2014

    Rằng thì cũng cố thôi em
    Chắt chiu ,bạc cắc, xu teng, dụm dành
    Mỗi năm một chuyến du hành
    Thăm xem non nước của mình đổi thay
    Cũng thời ôn lại những ngày
    Giữ tròn lời hứa cùng ai...chung thuyền...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hai người cùng đi khắp cùng trời đất thì vui quá rồi, em thì chỉ có mơ ước thôi.

      Xóa
  64. CŨNG CÒN RẤT NHIỀU CỤ GIÀ , KHÔNG CON CÁI ĐẾN TUỔI XẾ CHIỀU , PHẢI TỰ MÌNH BƯƠN BẢ NGOÀI XÃ HỘI VỚI NHIỀU PHƯƠNG CÁCH ĐỂ MÀ SINH TỒN NHƯ LÀ XE THỒ, LƯỢM RÁC, BÁN VÉ SỐ V.V....... RẤT LÀ THƯƠNG TÂM. CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI CHÚNG TA CẦN FAI QUAN TÂM VÀ GIÚP ĐỠ CHO CÁC CỤ ẤY NHIỀU HƠN
    TRỜI THU MÁT MẺ , MÌNH SANG THĂM BẠN CHÚC BẠN NGÀY MỚI VUI VẺ, VÀ LUÔN THUẬN LỢI TRONG CÔNG VIỆC NHÉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chúc bạn ngày lể an vui và hạnh phúc nhé, bên ta còn nhiều lắm cảnh thương tâm bạn ạ.

      Xóa
  65. Ngày nghĩ lễ nhiều niềm vui anh Mẫn nhé

    http://l.f9.img.vnexpress.net/2012/10/09/r4-jpg-1349780873_480x0.jpg

    Trả lờiXóa

  66. Đâu đó vẫn có những tấm lòng nhân ái, nhờ vậy mà cuộc đời này ý nghĩa thêm nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lâu lắm mới gặp lại bạn, cám ơn bạn ghé thăm và chúc bạn ngày lể thật vui vẻ nhé.

      Xóa
  67. Trả lời
    1. Cám ơn anh, em chúc anh ngày chúa nhật vui vẻ an lành, em đang làm con đường trong xóm em anh ạ, nên bận không kể ngày lể hay chúa nhật gì cả,

      Xóa
  68. Câu chuyện thật đáng suy ngẫm. Cuộc sống giờ bon chen, phức tạp nhiều quá. Liệu còn bao nhiêu người được như ông lão bán vé số :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chaò người bạn mới, tuy ít lắm nhưng đây đó vẫn có đấy bạn ạ, cám ơn bạn ghé thăm và chúc bạn luôn vui vẻ an lành.

      Xóa
  69. Ngoài ông già vé số Mẫn gặp còn nhiều mảnh đời khác cũng cơ cực lắm song họ vẫn rất biết tự trọng, giàu lòng nhân ái.Hai mặt cuộc đời của Mẫn vẫn luôn tồn tại ở nơi này nơi khác.Có người nghèo nhưng giàu lòng nhân ái, đáng trân trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dúng vậy bạn ạ, cám ơn bạn ghé thăm, chúc bạn buổi chiều thật an vui nhé.

      Xóa
  70. Một entry thật hay và cảm động lắm anh ạ. Em gái qua thăm. Chúc anh và gia định một ngày vui Lễ thật hạnh phúc...,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chào em, anh cám ơn em ghé thăm và chúc em vui vẻ bình an nhé.

      Xóa
  71. Ngày nghỉ Lễ em qua thăm anh. Chúc anh cùng gia đình thật vui vẻ và hạnh phúc nhé !

    Trả lờiXóa
  72. Một câu chuyện thật cảm động ,mang tính nhân văn sâu sắc...quả là nhân cách ông già tàn tật bán vé số đó khiến ai có lương tâm đều phải nghiêng mình kính nể...13 con người to lớn (cả thể xác lẫn chức vụ ) lắm tiền nhiều của,vì họ biển thủ của công,coi là của chùa,cái hạng người như vậy ,HXR cũng mục kích nhiều rồi anh Mẫn ạ,nên khi đọc đến thái độ khinh thường của họ với ông già tàn tật bán vé số,HXR rất căm ghét loại người vô giáo dục,vô lương tâm đó,chắc lương tri của họ đã bị ma quỷ nó tha đi mất rồi đó anh ạ..Lâu rồi,nay em mới ghé thăm,lại dược đọc một câu chuyện thật cảm đông sâu sắc.Chúc anh có đêm QK 2/9 vui vẻ,ngọt ngào và ngủ ngon giấc ạ

    Trả lờiXóa
  73. chào em, cám ơn em sang chia sẻ bài viết nầy, anh chúc em luôn vui vẻ bình an nhé.

    Trả lờiXóa
  74. Tiêu chuẩn của hãng là bán một vé, tặng một vé. Vậy bạn có người để đi cùng chưa ? Nếu chưa thì hãng chúng tôi sẽ cử người đi cùng và sẽ làm vui lòng bạn mọi lúc mọi nơi khi bạn cần ? Mời Mẫn vào trang Facebook / Tu Dinhcong của mình chơi cho vui nhé .

    Trả lờiXóa