Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

VU LAN XƯA VÀ NAY

chuyện ngày xưa

“Dù ai buôn bán đâu đâu
Cứ rằm tháng Bảy mưa Ngâu thì về”...
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quí báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn.

Trong văn học dân gian còn lưu lại những dấu tích về tấm lòng yêu chuông đạo hiếu của người con Việt. Trải qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử với những phương diện trong đời sống con người, như kinh tế, chính trị, văn hóa và nghệ thuật v.v… , Đạo hiếu cùng ảnh hưởng tương tác giúp cho người xây dựng đời sống và văn hóa của dân tộc trong quá khứ và hiện tại.
Câu chuyện về sự tích bánh chưng bánh dầy đã bày tỏ công lao sanh dưỡng của cha mẹ. Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, là người con hiếu thảo, hiền lành đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời. Do vậy mà được vua Hùng truyền trao ngôi vua. Trong khi đó vua cha từ chối tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của các thái tử khác.
Trong ca dao Việt Nam, tiếng nói đạo đức mang truyền thống văn hóa dân tộc được kết tụ mấy nghìn năm lịch sử. Với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu đã đề cao được công lao dưỡng dục của cha mẹ, nó không nằm trong phạm vi văn chương bác học, mà trở lại gần gũi và phổ cập với đời sống con người qua bao thế hệ:

“ Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Nguyễn Trãi, Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” của ông, đã đề cao đạo đức, luân lý trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Hiếu được nhấn mạnh rất rõ:

“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)

Nguyễn Du, vào thế kỉ thứ mười tám, thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo, ông thường nói rằng “ngã đọc kim cang, thiên biến linh”, nghĩa là “Ta đọc hơn ngàn biến Kinh Kim Cang”. Nguyễn Du đã tiếp nhận hai nguồn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa mà viết ra tác phẩm Truyện Kiều, ông đã đề cao chữ hiếu với một tinh thần phóng khoáng, đặc biệt đạo hiếu được nhấn mạnh và xem đó là nhiệm vụ hàng đầu của con cái:
“Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn,
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sanh thành.”

Trong tư tưởng của ông đạo hiếu là nét trinh lòng cao quý. Giữa thời đại phong kiến, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, mà ông đã xây dựng hình ảnh Thúy Kiều yêu Kim Trọng, hiếu với mẹ cha, nhưng nàng sẵn sàng bán mình chuộc cha:
“Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.”

Thúy Kiều đã hy sinh tất cả hạnh phúc cá nhân để làm tròn Chữ Hiếu:
“Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay.”
“Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.”
Thúy Kiều không vì tình yêu mà quên đi bổn phận làm con, nàng đã có một thái độ dứt khoát trong tình và hiếu, mặc dù bán mình, nhưng Thúy Kiều vẫn giữ một tấm lòng trung trinh vì đã thực hiện trọn vẹn chữ hiếu.
Cụ Nguyễn Đình Chiểu, một sĩ phu yêu nước, thương dân vào thế kỉ thứ mười chín, không màng danh lợi, rất đề cao tinh thần hiếu hạnh, thể trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” Hình ảnh Lục Vân Tiên trên đường đi thi trạng nguyên, nghe tin mẹ mất, đã quay về chịu tang cho mẹ và ông đã khóc lóc đến mù mắt. Lục Vân Tiên không vì sự nghiệp của bản thân mình mà quên đi trách nhiệm của người con khi cha mẹ qua đời.
Trong giáo lý đạo Phật,
Kinh Nhẫn Nhục có dạy rằng: "Ðiều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu."
Các Kinh khác có nhấn mạnh về ý nghĩa hiếu hạnh như sau:
"Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được! Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy suốt đời, vừa đấm bóp hầu hạ, và dù tại đó cha mẹ vãi tiểu tiện, cũng chưa làm đủ để đáp đền ơn mẹ và cha." Kinh Tăng Chi I, trang 75.
lý tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Viêt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ gìn. Thực hành chữ hiếu là thể hiện đạo lý dân tộc

Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm nhất là khi ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.

Vì cha nên mới có mình,
Mẹ cha đối đáp công trình biết bao
Ơn này sánh với trời cao
Trong lòng con dám lúc nào lãng quên

“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông : có cha có me, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.

Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”

Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)

Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan

Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.

Chuyện ngày nay
Hôm nay tôi đi chùa, chùa Kim bửu và nghe một Phật tử chia sẻ: “Ngài Mục Kiền Liên khi mà đắc đạo rồi thì nhìn xuống dưới âm tỳ thấy mẹ mình bị đày xuống chín tầng địa ngục, ăn cơm không được, Ngài liền xin Đức Phật xuống âm tỳ thăm mẹ, lúc thăm mẹ, lúc mời mẹ ăn cơm thì cơm đưa tới miệng thì cơm hóa thành than với lửa hồng không ăn được. Ngài liền trở về xin Đức Phật chỉ cách giúp mẹ mình thoát khỏi cảnh đó. Đức Phật mới chỉ ra một ngày mà chư tăng an cư, giống như toàn bộ chư tăng phát phép truyền bá đạo Phật, vào ngày này giống như là Ngài Mục Kiền Liên rướt mẹ, cầu siêu hóa phép cho mẹ mình!”
Theo ông , vấn đề báo hiếu hay là khái niệm báo hiếu ở các chùa nói chung bây giờ có vẻ như không còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó. Đương nhiên, ông cũng đưa ra nhận định là với các bậc tăng ni đầy đủ đức độ và công lực tu tập cũng như với các Phật tử thuận thành thì ngày Vu Lan Báo hiếu vẫn là một ngày thiêng liêng để con cháu tưởng nhớ đến công ơn của ông bà cha mẹ. Nhưng trong giai đoạn hiện tại, có những vấn đề phát sinh mà trước đây chưa hề xuất hiện, đó là những bậc cha mẹ đội mũ cối và giữ làm việc ở cấp cối cũng như những bậc cha mẹ xã hội chủ nghĩa.
Có nghĩa là các bậc cha mẹ mũ cối, cấp cối với đầy đủ quyền lực trên tay một thời, đến khi về hưu hoặc mất chức, bản chất gian manh của một cán bộ từng đấu đá, thanh trừng vẫn giữ nguyên trong họ. Chính vì rảnh rỗi, họ nghĩ ngay đến các chùa, họ đi chùa không phải để tu tập, để làm cho tâm linh sạch sẽ, thơm tho mà đến đó để một lần nữa biến gia đình Phật tử hoặc chi hội Phật giáo thành chi bộ đảng theo một cách nào đó.
Và với những bậc cha mẹ như thế, để tìm ra những đứa con hiếu thảo, có đạo đức cho xã hội quả thật là vô cùng khó, nếu không muốn nói rằng con của họ rất có thể là những công tử đỏ coi trời bằng vung. Đó là chưa muốn nói đến tình trạng chấp thủ tràn lan trong giới Phật tử và Tăng Ni, nếu tăng ni nghĩ đến chuyện làm sao để trụ trì chùa càng sớm càng tốt và với chức danh trụ trì, họ được giử 40% tiền cúng dường của thập phương thì đa phần các Phật tử, các bậc làm cha làm mẹ xã hội chủ nghĩa cũng trăn trở không kém về đất đai, nhà cửa. Có nhiều bà mẹ, ông cha đã thẳng thừng đuổi con cái ra khỏi nhà vì sợ chúng chiếm đoạt. Điều này làm cho hình ảnh về các ni sư cũng như các bậc làm cha làm mẹ bị suy sút rât nhiều trong tâm hồn giới trẻ.
Có lẽ chính vì sống trong một xã hội cuống cuồng vật dục và mọi thứ đều được qui ra tiền nên ngay cả ngày Vu Lan Báo Hiếu, ngoại trừ những Phật tử và bậc cha mẹ còn giữ nét đẹp tâm hồn, không thiếu những đứa con báo hiếu hình thức bằng vật chất và cũng không thiếu những người con phải bật khóc khi món quà của mình bị hất hủi vì giá tiền không cao bằng món quà của người anh em trong gia đình. Có thể nói chữ Hiếu thời bây giờ chứa quá nhiều đa đoan và trắc ẩn.
Và mỗi khi mùa Vu Lan về lại thêm một lần gieo vào tâm hồn những bạn trẻ một nỗi buồn xa xôi nào đó về mọi giá trị tinh thần, mọi cử chỉ yêu thương, ân cần đang dần mất đi trong xã hội này!

72 nhận xét:

  1. Thăm khuya anh, chúc anh ngủ ngon an lành hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
  2. MT sang thăm anh , cuối tuần tràn ngập niềm vui , yêu thương anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn bạn, chúc bạn an lành mùa vu lan nhé,

      Xóa
  3. Em ghé thăm anh,được đọc một bài viết ca ngợi các đấng sinh thành,thật là hay,súc tích,cảm động.Chúc anh Mẫn luôn có những bài viết làm cảm động bạn đọc và một ngày tốt lành,an vui nhé anh.Em tem đồng bài này nè

    Trả lờiXóa
  4. Một bài sưu tầm rất ý nghĩa . Xin cảm ơn Mẫn ! Có một chút xíu này xin hỏi . Sao ai cũng gọi chủ nhà bằng "anh" vậy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn anh ghé thăm, em là trần hoàng mẩn, sinh năm 1958, giới tính : nam.
      chúc anh vui khoẻ và bình an.

      Xóa
  5. Chúc anh mùa vu lan an lành, sang thăm anh, ngày cuối tuần nhiều niềm vui anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em, anh c húc em mùa vu lan an vui ấm áp nhé.

      Xóa
  6. Thăm và đọc bài nhân ngày VU LAN thật đầy đủ thấm thía em ạ Chúc em và gia đình hp ấm áp trong mùa Vu Lan nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn anh, rất vui vì anh vẫn khoẻ, chúc anh nhiều sức khoẻ và luôn bình an.

      Xóa
  7. Cảm ơn những chia sẻ !
    Chúc Bạn mùa Vu Lan an lành thanh thản !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn bạn, chúc vu lan bình an hạnh phúc nhé.

      Xóa
  8. Lâu rồi, hôm nay em ghé thăm anh được đọc một bài viết thật hay về ngày vu lan báo hiếu, chúc anh mùa vu lan tràn ngập yêu thương nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em đã đọc và khen anh, anh chúc em luôn vui vẻ hạnh phúc nhé.

      Xóa
  9. Bài viết rất giàu ý nghĩa bởi nó không chỉ nói được nét đẹp truyền thống trong lối sống rất hiếu nghĩa của người Việt Nam ta mà còn nói được sự băng hoại dần về chữ hiếu trong thời đại ngày nay. Hơn thế nữa, vẫn về vấn đề chữ hiếu này, Mẫn còn đề cập đến những vấn đề nhạy cảm của chốn quan trường đương đại.
    Tuy nhiên, bài viết còn một vài chỗ trùng lặp và đôi chỗ diễn đạt còn chưa thật sự mạch lạc sáng rõ mà hơi bị rối Mẫn ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn chị ghé thăm, đọc bài và chỉ dẫn, em sửa ngay chị ạ, vì bực tức cảnh cán bộ chen vào chuyện tâm linh nên có phần rối rắm. chúc chị nhiều sức khoẻ, bình an và luôn vui vẻ.

      Xóa
  10. ND sang thăm anh Mẫn,chúc anh cùng gia đình vui và hạnh phúc trọn mùa Vu Lan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em, anh chúc em buổi chiều cuối tuần vui vẻ nhé.

      Xóa
  11. chúc anh và gia đình cuối tuần vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em, anh chúc em an vui ấm áp mùa vu lan nhé.

      Xóa
  12. Bài st thật ý nghĩa. chúc em an vui ấm áp mùa vu lan nhé.
    http://4.bp.blogspot.com/-ok34QwlJgrQ/VY-06Jbo-dI/AAAAAAAAH1U/lcagUA4Qw-E/s1600/143541490559586.gif

    Trả lờiXóa
  13. Em ghé thăm anh được đọc bài viết về lễ Vu Lan rất hay .
    chúc anh một mùa Vu Lan ấm áp an lành anh trai nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em, anh chúc em buổi tối thật vui em nhé

      Xóa
  14. Bài viết thật hay anh ui.
    Em sang thăm và chúc anh chị luôn vui khỏe, bình an nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em, anh chúc em đêm bình an, hạnh phúc nhé.

      Xóa
  15. Sang thăm em Mẫn đọc bài viết thật hay. Chúc em ngày mới vui vẻ và công việc như ý em nhé. Thân mến

    Trả lờiXóa
  16. Chữ hiếu ngày xưa quan trọng là vậy , ngày nay hình như nó không còn là mấy nữa Mẫn ạ . Sang thăm em chúc ngày mới luôn an vui .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thế mớ thấy hết ý câu :" trai thời trung hiếu làm đầu"... cám ơn anh và chúc anh luôn an vui .

      Xóa
  17. Chữ hiếu ngày xưa quan trọng là vậy , ngày nay hình như nó không còn là mấy nữa Mẫn ạ . Sang thăm em chúc ngày mới luôn an vui .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. có quá nhiều gương hiếu trong văn chương VN anh ạ, cám ơn anh.

      Xóa
  18. Tâm sự của anh mang nhiều nỗi niềm & trăn trở quá.....
    Sang thăm anh Mẫn chúc anh lễ Quốc khánh An vui nhé!.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn anh, chúc anh mọi việc luôn hanh thông.

      Xóa
  19. Sang thăm anh, xem được bài viết về chữ hiếu hay quá, chúc anh cùng gia đình nghỉ lễ vui nhé !

    Trả lờiXóa
  20. CHỮ HIẾU MÃI LÀ CHỮ HIẾU DÙ THỜI NÀO CŨNG VẬY MIỄN LÀ CÁI TÂM LUÔN TRONG SÁNG MẪN NHỈ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "thờ cha kính mẹ mới là chân tu". người xưa đã nói vậy mà. cám ơn anh và chúc anh luôn vui vẻ an lành.

      Xóa
  21. Hôm nay sang thăm Mẫn được đọc bài viết hay quá. Mình rất thích phần đầu. Còn phần ngày nay thấy có chỗ đọc hơi khó hiểu. Mình xin phần đầu về đăng lại cho các cháu đọc nhé. Cảm ơn Mẫn nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn chị sang thăm và chúc chị mọi điều tốt đẹp. chị cứ tự nhiên đem về đăng ạ.

      Xóa
  22. Sang thăm Mẫn và đọc bài sưu tầm phản ánh thực trạng xã hội. Khi tôn giáo đã bị đồng tiền chen chân vào thì nơi đó kém phần uy nghiêm và các vị mặc áo tu nơi ấy cũng chưa hẳn là bậc chân tu.
    Chúc Mẫn luôn vui nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thế lực kim tiền đã chen vào chốn tôn nghiêm mất rồi. cám ơn chị và chúc chị luôn thành công trong mọi việc.

      Xóa
  23. em ghé thăm anh, đọc bài viết thật hay, cảm ơn anh nhiều nhé!

    Trả lờiXóa
  24. Hiếu với cha mẹ cốt ở cái tâm, vì thế cách tốt nhất là phải sống với cái tâm trong sáng.Chúc Mẫn vui nhiều cuối tuần nhé. Bài viết hay , có tính giáo dục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chào chị, chị nói rất đúng, hiếu phải phát tự tâm chứ không do hình thức bên ngoài, như hai chiếc bánh ngày xưa vậy. chúc chị luôn vui.

      Xóa
  25. Bài viết của anh M thật hay và ý nghĩa ! TG chúc anh M những ngày cuối tuần vui vẻ cùng gia đình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn TG nhé, mình chúc TG luôn bình an và hạnh phúc nhé.

      Xóa
  26. Đọc bài cuay anh thấy được nhiều điều hay của mùa Vu Lan. Một mùa thật ý nghĩa, nó nhắc chúng ta biết quay về với đấng sinh thành, cũng là dịp thể hiện lòng biết ơn.
    Cuối tuần NT chúc anh vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. gương hiếu đạo có khắp nơi bạn ạ, chúc bạn nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  27. Đọc bài cuay anh thấy được nhiều điều hay của mùa Vu Lan. Một mùa thật ý nghĩa, nó nhắc chúng ta biết quay về với đấng sinh thành, cũng là dịp thể hiện lòng biết ơn.
    Cuối tuần NT chúc anh vui.

    Trả lờiXóa
  28. Sang thăm bạn đọc bài bạn mới thấy ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan nó quan trọng như thế nào ... Đúng là người có những kiến thức sâu rộng ... Chúc bạn tuần mới nhiều niềm vui và Hạnh Phúc nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chào bạn, cám ơn bạn khích lệ mình. chúc bạn mọi ngày an vui nhé.

      Xóa
  29. HN sang thăm đọc entry thật hay và ý nghĩa của mùa Vu Lan .
    Chúc anh luôn vui vẻ hp tràn đầy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em sang thăm, chúc em nhiều niềm vui nhé

      Xóa
  30. MT sang thăm anh , tuần mới mọi việc như ý anh nhé!

    Trả lờiXóa
  31. ST đến muộn. Những điều muốn nói bạn bè đã nói mật rồi! Chúc bạn ngày đầu tháng 9 vui vẻ nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn chị, em chúc chị buổi sáng nhiều niềm vui

      Xóa
  32. Chào Anh
    Chúc Anh và gia đình an vui. Em bận qúa nay trở lại bàn máy đọc bài viết của Anh,em có ít nhiều cảm xúc.Nói về chử Hiếu của xã hội xưa và nay.Theo em thì chương trình giáo dục có vấn đề.Hồi nhỏ em tới trường học Thầy Cô dạy lễ nghĩa trước sau đó mới dạy văn.
    Công Cha Nghĩa Mẹ Ơn Thầy.Em ước mong các thế hệ sau biết quí trọng lễ nghĩa.Cám ơn Anh bài viết rất hay cho em ít nhiều kiến thức

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn bạn ghé thăm và đọc bài. chúc bạn luôn vui vẻ nhé.

      Xóa
  33. Sang thăm bạn hiền. Chúc vui vẻ nhé

    Trả lờiXóa
  34. Chào anh Cỏ May đây anh à. Anh có khỏe không ? lâu ngày cỏ không vào BL chắc mọi người quên Cỏ rồi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không quên đâu CM ạ, cám ơn CM và chúc CM đêm bình an.

      Xóa
  35. Em thăm và chúc anh luôn an vui anh nhé!

    Trả lờiXóa
  36. ND sang thăm anh Mẫn,chúc đêm ngọt ngào anh nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn ND nhé, anh chúc ND luôn nhiều niềm vui.

      Xóa