Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

Với tình trạng bệnh viện quá tải, bệnh nhân nằm nheo nhóc ngoài hành lang, ngay cả bệnh nhân cấp cứu cũng phải chờ phòng, tình trạng giao thông cầu cống tệ hại, cứ sau một trận mưa lớn là “ phố bỗng thành dòng sông uốn quanh”, thì việc xây dựng nhà hát nghìn tỉ chẳng khác nào bảo dân nghèo đi nghe nhạc giao hưởng cho đời bớt khổ.
“Phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật ngày càng cao của người dân” là một trong những lý do để lãnh đạo TP HCM đề xuất việc xây dựng một hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với thiết kế độc đáo, hoành tráng. Tuy nhiên, “chất lượng âm nhạc chạm đáy” không còn là lời cảnh báo mà dần trở thành hiện thực với âm nhạc giải trí trong nước hiện nay, chiếm lĩnh nhiều phương tiện thông tin đại chúng là sự xuất hiện của các gameshow, liveshow âm nhạc với xu hướng giải trí bình dân, dễ dãi. Trong khi đó, các suất diễn của các ban nhạc giao hưởng, dòng nhạc hàn lâm và ngay cả nghệ thuật truyền thống thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Như vậy, muốn nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa của người dân thành phố phải bắt đầu từ sự đầu tư cho chính chủ thể cảm thụ âm nhạc, nghệ thuật. Cụ thể là giúp họ nâng cao tình yêu đối với cái đẹp, nâng cao tri thức văn hóa nghệ thuật và nâng cao học vấn vì học vấn chính là tri thức nền tảng để con người tiếp thu các giá trị độc đáo của nghệ thuật.
Được biết, tại Hà Nội, một nhà hát hoành tráng được xây dựng tại huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư trên 117 tỉ đồng. Vậy nhưng, nửa năm nay, công trình này bị bỏ hoang, nằm phơi mưa, nắng. Tại tỉnh Nghệ An, trâu bò được nghỉ ngơi tại một nhà văn hóa “dát vàng” do UBND phường Vinh Tân đầu tư 5 tỷ đồng để xây dựng. Điều này minh chứng rằng không phải cứ xây dựng công trình văn hóa nghệ thuật hoành tráng thì năng lực cảm thụ văn hóa, âm nhạc nghệ thuật của người dân sẽ được nâng lên.
Có phải “chọn nhà thầu có năng lực thì tránh lãng phí khi xây dựng nhà hát”
“Tình trạng rút ruột công trình như một căn bệnh nan y” là nhận định của TS. Phạm Sỹ Liêm– Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam. Vì thế, trong vụ xây dựng nhà hát ngàn tỉ này, việc “HĐND TP HCM lưu ý UBND TP cần chọn nhà thầu có năng lực để tránh lãng phí khi xây dựng nhà hát” là điều khá buồn cười. Bởi lẽ vấn đề lãng phí không nằm ở chỗ nhà thầu có hay không có năng lực, nhưng tệ tham nhũng chính là nguyên nhân khiến “các phương thuốc được kê để chữa căn bệnh lãng phí, rút ruột công trình đều không mang lại hiệu quả, khó khắc phục triệt để”. Và đó cũng là lý do vì sao lãnh đạo các tỉnh thành rất sốt sắng trong việc xây dựng các công trình, các tượng đài tiền tỷ. Bởi lẽ đây là cơ hội tốt để bọn sâu mọt thực hiện thủ đoạn bòn rút tiền thuế xương máu của người dân vào túi riêng.
Xây nhà hát trên vùng đất cướp của dân chẳng khác nào lấy tiếng hát át tiếng kêu la.
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn còn nóng bỏng với sự búc xúc và đau khổ của người dân bị chính quyền thu hồi đất, cưỡng chế đập phá nhà cửa. Vì lợi ích nhóm mà cuộc sống người dân bị đẩy vào hoàn cảnh khổ cực trong nhiều năm qua với nhiều sai phạm vẫn chưa khắc phục, công tác đền bù cho người dân thì quá bất công khi dự án bán 350 triệu đồng/m2 mà đền bù dân chỉ có 18 triệu đồng/m2. Vậy nếu xây dựng nhà hát để nhảy múa hoan ca trên tiếng kêu gào, oán thán, rên rỉ của người dân trên chính vùng đất này thì đó quả là sự vô cảm của súc vật. Vì chỉ có “súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm chút cho bộ cánh của mình” Karl Marx.

2 nhận xét:

  1. Điều này nó như tình trạng chung của đất nước ấy anh nhỉ -Em ở trung tâm đầu nao của đất nước mà cũng thấy vậy anh ạ
    Chúc anh chị ngày nghỉ vui vẻ nhé

    Trả lờiXóa
  2. Thanks for share!
    https://nhaachau.com/thiet-ke-biet-thu/3-tang/ngam-biet-thu-tan-co-dien-long-lay-o-ha-nam-btac1324/
    biệt thự tân cổ điển
    #biệt_thự_tân_cổ_điển

    Trả lờiXóa