“Làm từ thiện để làm gì?” là câu hỏi từ một
chương trình truyền hình đang trở thành điểm nóng của truyền thông trong nước
những ngày gần đây. Có rất nhiều tranh luận và bài viết xoay quanh câu hỏi
này.
Người ta
tranh luận về chính câu hỏi, về cách đặt câu hỏi, về động cơ của câu hỏi, về
câu trả lời, vân vân. Các lập luận để biện minh cho các quan điểm trong những
tranh cãi trên thường dựa vào một nền tảng hay góc nhìn nào đó. Có người nhìn về
lợi ích nội tâm; người nhìn từ phía hiệu năng kinh tế; có người nhìn từ góc độ
xã hội; người nhìn từ góc độ văn hoá.
Tôi không dám
đi vào những tranh luận trên, nhưng xin đóng góp một vài suy tư về chủ đề “làm
từ thiện làm để làm gì” dựa trên nền tảng là một quan niệm về hiện hữu con người
với hai tiền giả định liên kết nhau: thứ nhất, cuộc đời con người là một tiến
trình thành toàn; và thứ hai, tình yêu là yếu tố giúp con người đạt được tối đa
chiều sâu và chiều rộng của cuộc hiện hữu mình.
Cuộc đời con
người là gì? Chúng ta thường nhìn về cuộc đời mình như một tập hợp của những
‘hiện hữu cắt lát’: tôi của lúc nhỏ, tôi của tuổi đến trường, tôi của ngày hôm
qua, tôi của hôm nay và tôi của ngày mai. Với quan niệm này, những gì của quá
khứ không nhất thiết phải có ảnh hưởng đến hiện tại. Vì thế, sẽ có những tuyên
bố kiểu như “tôi sẽ vứt bỏ lại quá khứ của mình để sống một cuộc đời mới”, hay
“tôi sẽ không để cho kinh nghiệm đổ vỡ đó ảnh hưởng đến đời tôi”.
Tôi không
quan niệm cuộc đời như thế. Tôi theo quan điểm cho rằng chúng ta chỉ có một cuộc
đời duy nhất và thống nhất (theo nghĩa đen) khi tồn tại ở thế gian này. Hữu thể
con người là một tồn tại mang tính thống nhất và toàn thể, trải rộng trong thời
gian từ khi chào đời đến lúc rời cõi đời nầy. Cái ‘đời sống hiện tại của tôi’
là cái tiếp tục của quá khứ, và sẽ là nền tảng và là đường chân trời của tương
lai. Chúng ta luôn ở trong tiến trình trở thành (becoming).
Như thế, cuộc
đời không phải là điều gì đó nội tại, bất biến, mà, nói như Gabriel Marcel, là
một ‘tiến trình tự siêu vượt’ (self-transcending process) trong đó ta không giữ
nguyên trạng thái ban đầu mà hướng đến những gì vượt trên tình trạng hiện tại của
chính mình. Nói cách khác, đời sống con người là một tiến trình tiếp diễn hiện
thể hóa những tiềm năng của mình. Lịch sử đời người là một phép đo lường về
nhân tính với tất cả sự phong phú của các quan hệ và đời sống hiện thực, thay
vì chỉ là sự trừu tượng hoá các quan hệ nhân quả tuyến tính. Đời ta được xây
nên từ những ‘viên gạch’ là những kinh nghiệm trong toàn bộ cuộc sống của mình.
Mọi cuộc gặp gỡ, mọi trao đổi, mọi trải nghiệm đều góp phần tạo thành cuộc sống
ta, và vĩnh viễn trở thành một phần của con người ta. Vì thế, nếu tôi có suy
nghĩ tốt, lời nói tốt, việc làm tốt, v.v., là tôi đang xây thêm những ‘viên gạch’
tốt; còn nếu tôi nghĩ xấu, nói xấu, làm xấu, v.v., thì tôi đang chèn thêm nhưng
viên gạch xấu cho đời mình!
Nhưng điều
gì khiến chúng ta nỗ lực làm điều này điều kia để xây đắp đời mình? Đó là vì
cái bản chất ‘giải nghĩa chính mình’ của ta. Con người hẳn là hữu thể duy nhất
trên thế gian này chất vấn chính cuộc hiện hữu của mình: ‘tôi là ai?’; ‘đời tôi
là cái gì?’; ‘đời tôi có ý nghĩa gì?’. Nói như Heidegger thì ta bị ‘ ném vào thế
giới’ và phải lần mò để diễn giải ý nghĩa của chính mình bằng những dự phóng về
bản thân trong từng gặp gỡ hằng ngày. Ngoài những mục đích thực tiễn thì các hoạt
động hàng ngày của ta cũng thường ngấm ngầm một mục đích sâu xa là để hiểu mình
hơn. Tôi học là để mở rộng hay hiện thực hoá tiềm năng nhận thức của tôi. Tôi
làm việc là để tôi phát huy thêm khả năng sáng tạo của chính mình và dấn thân
hơn vào khía cạnh trách nhiệm của đời tôi. Tôi vui chơi giải trí là để bộc lộ
và trải rộng những cảm xúc tiềm ẩn của mình.
Dưới góc
nhìn về cuộc đời con người như thế, việc làm từ thiện sẽ có vai trò gì? Ở đây
tôi xin không đề cập những kiểu ‘từ thiện’ giả hình và lợi dụng. Tôi chỉ bàn đến
những gì là việc ‘từ thiện’ thuần tuý theo nghĩa mọi người vẫn hiểu, tức đơn giản
là những hoạt động có chứa đựng ý hướng ngay lành, là mang lại lợi ích cho những
người cần được giúp. Trước hết, nếu phải đặt câu hỏi về ‘động lực làm từ thiện’,
thì điều đầu tiên ta trực giác trả lời: là vì tình thương. Ta nhìn thấy một đứa
trẻ đói rét, thì ta cảm thấy thương xót; và lương tâm mách bảo ta phải giúp đỡ.
Tình yêu quả
thật là một mầu nhiệm bí ẩn của con người. Ta không cần học để biết yêu, không
cần ai khác thúc đẩy để yêu. Tình yêu như khởi phát một cách vô điều kiện từ
chính nội tại của ta. Tình yêu như là ‘phát ngôn viên’ của lương tâm. Nếu nói
như phái Tâm học bên Trung Hoa, lương tâm là bản thể, là Đạo của tâm ta, và
cũng là Đạo của Trời Đất. Vì thế, thực hành lương tâm, tức để tình yêu triển nở,
là đang đi trên con đường đạt được tận cùng của bản tâm – là tình trạng thiên
uyên nhất thể với vạn vật , tình yêu là yếu tố giúp con người có khả năng trải
rộng và chạm đến chiều sâu nhất của hiện hữu mình. Tình yêu trở thành lời gọi,
thành ‘lực hút’ lôi kéo con người khám phá những khả năng lớn nhất, những chiều
kích sâu nhất của đời sống mình. Nói cách khác, tình yêu là yếu tố, hay ‘nhiên
liệu’ tốt nhất cho cái động lực dự phóng và tìm hiểu về chính mình mà tôi đề cập
phía trên.
Vậy, khi nói
‘làm từ thiện trước hết vì tình yêu thương’ thì tự nó ẩn chứa khía cạnh khám
phá chính mình. Câu hỏi đặt ra ở đây: một cách thực tế, làm từ thiện có thể
giúp tôi biết, hay kinh nghiệm, về mình ở những khía cạnh nào, bằng cách nào và
đến mức nào? Trước hết, nó giúp ta hiểu về những khả năng và những hiện thực của
con người trong những hoàn cảnh, những trạng huống khác. Nếu một ‘công tử bột’
chỉ khép mình trong cuộc sống vật chất xa hoa mà thôi, thì cuộc đời anh đã bỏ
qua những kinh nghiệm sống lầm than, vất vả và cả những khổ đau, những vui buồn.
Đó quả là điều đáng tiếc, vì nếu anh có những kinh nghiệm đó, thì cuộc đời anh
đã được chèn thêm những viên gạch quý giá để trở nên phong phú hơn. Có thể bạn
phản bác rằng những người giàu có họ chỉ đến, ‘gặp’ và giúp những người lầm
than, chứ bản thân họ làm gì có kinh nghiệm sống đó. Tôi có thể phần nào đồng ý
với bạn. Tuy nhiên, người làm từ thiện ít ra cũng sẽ có được những cảm nghiệm
nào đó khi họ tiếp xúc với những cảnh đời lầm than, và như thế thì vốn sống của
họ đã được bổ sung rồi, cuộc đời của họ đã được trải rộng thêm rồi!
Mà đi làm từ
thiện thì đâu chỉ sẽ gặp những lầm than đau khổ! Điều người ta ít đề cập là khi
làm từ thiện ta sẽ rất thường xuyên gặp những nụ cười, những ánh mắt vui mừng
hay những giọt nước mắt được an ủi. Những nụ cười, niềm vui đó có thể xuất hiện
từ chính những người làm từ thiện, và cũng có thể đến từ những người họ đang gặp,
đang giúp đỡ. Những niềm vui đó rất khác với những niềm vui do của cải vật chất
mang lại. Vì thế, làm từ thiện là ta đang được trải nghiệm những niềm vui, những
an ủi ‘khác lạ’ mà có thể ta chưa bao giờ gặp trước đó.
Nhưng điều
quan trọng hơn là chúng ta sẽ ‘tìm gặp chính mình’ nhờ sự gặp gỡ với tha nhân
khi đi làm từ thiện. Tôi không đồng tình với cách người ta hay hỏi theo định dạng
hai cực: làm từ thiện là vì mình hay vì người. Mặc dầu những phân tích phía trên
có vẻ tạo câu trả lời rằng tôi làm từ thiện là vì tôi (để hiểu biết, trải rộng
chính tôi), tuy nhiên, điều cần nhớ là tôi chỉ hiểu biết chính tôi trong tương
quan với người khác, và chỉ có thể trải rộng cuộc hiện hữu của mình cùng lúc với
trải rộng đời sống của tha nhân. Nói như Levinas, chỉ khi chú ý vào tha nhân, đối
thoại với tha nhân, và từ nơi tha nhân mà tôi mới có thể biết được mình là ai.
Có lẽ chúng ta đều tâm đắc với câu nói “không ai là một hòn đảo”! Quả thật, nếu
không có tha nhân thì tôi làm gì biết mình là ai! Chính các tương quan với tha
nhân, hay đúng hơn là chính tha nhân, xây dựng nên đời tôi và cho tôi biết tôi
là ai.
Vì thế, xét
cho sâu xa thì từ thiện không còn là một việc ‘tình nguyện’ theo nghĩa thích
thì làm, mà là một trách nhiệm của ta đối với tha nhân. Ai đó có thể phản bác
quan điểm này với lập luận rằng: có thể tôi phải có trách nhiệm với những người
giúp dựng xây nên đời tôi, nhưng đâu nhất thiết phải trách nhiệm với những người
khác tôi không quen biết. Lập luận thế là chưa xét đến tận cùng sự mở rộng của
mạng lưới tha nhân. Đồng ý rằng những người không quen biết không phải là ‘tha
nhân trực tiếp’ của tôi, nhưng họ lại là ‘tha nhân’ của ‘tha nhân trực tiếp’ của
tôi. Tôi được sinh ra trong gia đình bố mẹ tôi. Nhưng phía sau gia đình đó lại
là một mạng lưới nhân rộng mà hai dòng họ nội ngoại của tôi chỉ là thế hệ thân
cận gần nhất. Hay chỉ cần xét đến thực tế là tất cả chúng ta đều thở chung một
bầu không khí của trái đất này cũng đủ cho thấy rằng tất cả chúng ta đều liên hệ
với nhau. Vì thế, mọi người, ở một mức nào đó, đều là tha nhân của nhau, và do
đó, đều phải có trách nhiệm với nhau.
.
Vậy phải làm
từ thiện với ý thức và tâm thế nào? Những phân tích phía trên cho thấy người được
ta giúp thật ra lại là ân nhân đang giúp chính ta. Họ đang trao cho ta cơ hội để
ta mở rộng, đào sâu cuộc hiện hữu của chính ta; để ta thực thi bổn phận trải rộng
đời mình trong trách nhiệm với trải rộng đời tha nhân. Vì thế, thái độ căn bản
nhất của người làm từ thiện phải là thái độ biết ơn đối với những người ta đang
‘giúp’, thay vì là thái độ ban ơn.
Cuối cùng,
quan niệm về con người như một tiến trình thành toàn nói trên không ngăn cản ta
bàn về vấn đề ‘hiệu năng’ trong việc làm từ thiện. Phần lớn những tranh cãi tôi
đề cập đầu bài viết đều xoay quanh vấn đề hiệu năng, hay hiệu quả, của việc từ
thiện. Tôi thiết nghĩ câu hỏi này cũng chính đáng. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi
đó thì thường người ta chỉ chú trọng tới phần ‘kết quả’ vật chất của làm từ thiện.
Họ quên đi rằng từ thiện trước hết là một cuộc gặp gỡ, chứ không chỉ đơn thuần
là mang đến những vật chất. Như người ta thường nói, hạnh phúc hệ tại ở hành
trình chứ không phải ở đích đến, cũng vậy, điều lớn lao nhất ở việc làm từ thiện
là chính cuộc gặp gỡ, thăm viếng. Ta đến với họ là ta đã mang cả con người mình
đến trước mặt họ. Những cuộc gặp gỡ sẽ mang đến niềm tin, niềm hy vọng và ủi
an, thay vì chỉ là những món quà vật chất. Một người đang tuyệt vọng vì lầm
than có thể có niềm tin hơn vào cuộc sống khi họ nhìn đến tấm chân tình của ta;
một em bé nheo nhóc có thể nhìn một anh chị thành đạt như một tấm gương mà em sẽ
xây dựng viễn tượng của mình trong tương lai; hay một người bên lề xã hội có thể
tin vào tình yêu khi ta đến bên họ. Vì thế, nếu có xét về hiệu năng, thì nó phải
xét trong tương quan với tình yêu phục vụ.
Hiệu năng
đích thực phải là hiệu năng do tình yêu mang lại, chứ không đơn thuần là những
suy luận tính toán. Hiểu biết do kinh nghiệm của tình yêu thì lớn hơn hiểu biết
do suy luận. Khôn ngoan của tình yêu bao gồm cả khôn ngoan lý trí, nhưng sâu rộng
hơn khôn ngoan lý trí. Một bà mẹ
tất nhiên biết dùng khôn ngoan lý trí của mình để chăm sóc con cái. Nhưng tình
yêu khiến bà vận dụng tất cả mọi hiểu biết, và đồng thời, tìm kiếm, khám phá
thêm những gì thích hợp nhất cho con mình trong hoàn cảnh nhất định. Vì thế,
không ai chăm sóc em bé tốt hơn bà mẹ của đứa trẻ, vì tình yêu khiến bà biết rõ
con mình thật sự cần những gì. Trong việc làm từ thiện cũng vậy. Có thể có những
điều được xem là thất bại dưới con mắt tính toán theo hiệu quả vật chất. Nhưng
nếu nó được làm với tình yêu thì không hẳn là thất bại. Ví dụ, có một nhóm bạn
trẻ đội mưa gió đến đưa quà – là những chiếc áo ấm – cho một nhóm trẻ vùng cao,
nhưng do một hiểu lầm nên mang đến những chiếc áo không vừa vặn với các em, khiến
các em không mặc được. Tình huống như thế có thể bị nhiều người xem là thất bại,
nhưng nếu có tình yêu thì lại sẽ thành công. Vì dụ, vì chưa giúp các em giữ ấm
bằng áo quần như dự tính, nhóm bạn đó có thể tìm ra những sáng kiến giữ ấm
khác, như che lại tường vách nhà cửa, tìm thêm củi để đốt khi lạnh; sau đó họ
có thể vận động thêm nguồn gửi lại áo quần đúng kích cỡ, và rút thêm những kinh
nghiệm cho lần sau. Thậm chí các bạn đó có thể là những tấm gương để những em
bé kia cũng biết làm từ thiện bằng cách mang những áo quần không vừa vặn đó đến
cho những ai phù hợp hơn. Vì thế, tôi thiết nghĩ, câu nói trứ danh của Augustino nên là kim chỉ nam cho việc làm từ thiện: “hãy yêu đi, rồi muốn làm
gì thì làm!”
Cội nguồn của câu truyện xuất phát từ 6 tấn quần áo và 3600 cái bánh chưng bị từ chối. em cũng ko hiểu tại sao bị từ chối
Trả lờiXóa- Tạ bích Loan hỏi: làm từ thiện để làm gì? với nhựng bạn trẻ làm từ thiện để tranh luận em thấy cũng có gì là đáng trách đâu mà dư luận nghĩ 1 chiều ném đá đầy cả diễn đàn mạng....
còn ông tiến sĩ ĐẶNG H GIANG TRẢ LỜI ; Thì có vẻ ấu trĩ thật... hiiiii....
THĂM ANH MẪN CHÚC ANH LUÔN VUI, KHỎE NHÉ!...
chúng ta nên cho MC nầy nãi chuối để cô ta cầm vô rừng chơi với khỉ thôi. là con người không thể vô tâm như vậy. chúc anh buổi tối an lành.
XóaCội nguồn của câu truyện xuất phát từ 6 tấn quần áo và 3600 cái bánh chưng bị từ chối. em cũng ko hiểu tại sao bị từ chối
Trả lờiXóa- Tạ bích Loan hỏi: làm từ thiện để làm gì? với nhựng bạn trẻ làm từ thiện để tranh luận em thấy cũng có gì là đáng trách đâu mà dư luận nghĩ 1 chiều ném đá đầy cả diễn đàn mạng....
còn ông tiến sĩ ĐẶNG H GIANG TRẢ LỜI ; Thì có vẻ ấu trĩ thật... hiiiii....
THĂM ANH MẪN CHÚC ANH LUÔN VUI, KHỎE NHÉ!...
những câu nói của TS Đặng Hoàng Giang cho thấy sự khác nhau của người có bằng cấp tiến sĩ (bằng mua) và người có trình độ tiến sĩ.
Xóachiều bình yên anh nhé.
Em ghé thăm,đọc những lý luận cao siêu ở bài sưu tầm,không phải ai cũng cảm nhận được đâu anh.Nói đơn giản :Ta làm từ thiện là vì thương xót con người thống khổ hơn ta,mà ta có thể giúp trong điều kiện thực tế của mình (không cứ phải nhiều mới là từ thiện,một miếng cơm khi đói,đối với người đang đói,thì người tặng,đã là có sự TỪ TÂM ,RẤT LƯƠNG THIỆN rồi anh ạ.Đơn giản thế mọi người (quần chúng) mới hiểu được,chớ dùng lắm từ cao siêu quá,nhiều người có đọc họ chắc gì hiểu được hả anh ? em ghé thăm cảm nhận cùng anh đôi dòng.Chúc anh có những ngày cuối tuần ngọt ngào,hp,vui vẻ và đêm ngon giấc nhé
Trả lờiXóacám ơn em chia sẻ với anh, chúc em luôn an vui nhé.
XóaLàm từ thiện để thỏa mãn cõi lòng ta !
Trả lờiXóaCảm ơn Mẫn bàn về một lĩnh vức nhậy cảm và tế nhị !
và người nhận là người đã cho ta cơ hội. cám ơn anh, chúc anh đêm an lành.
Xóatheo em nghĩ , làm từ thiện phải có cái tâm và kg đòi hỏi bất cứ quyền lợi , yêu cầu gì . Nếu ngược lại coi như vô nghĩa...
Trả lờiXóatừ thiện là cho không (vô điều kiện). cám ơn bạn, chúc bạn vui.
XóaND sang thăm cùng chia sẻ bài viết và những lời còm đầy thú vị,chúc sức khỏe anh Mẫn nhé!
Trả lờiXóacám ơn em, anh chúc em buổi tối thật vui nhé
XóaThăm bạn
Trả lờiXóaĐêm an lành !
cám ơn bạn, chúc bình an.
Xóasang đọc bài Nói với MC Tạ Bích Loan và TS Đặng Hoàng Giang.
Trả lờiXóađây là minh chứng tại sao xã hôi ta hiện nay VÔ CẢM...
2 vị tiến sỹ này đều là người học cao ...lại có địa vị trong xã hội mà vô cảm bất lương...không có tình người ...
hàng nghìn hàng vạn người trên công luận đã phân tích phê phán hại vị này... thậm tệ
cám ơn anh chia sẻ, chúc anh luôn an vui
XóaNước còn nghèo,dân còn khổ,nếu có điều kiện để làm từ thiện là rất quý.Truy vấn động cơ người làm từ thiện để minh định điều gì khi họ cho trẻ em cái bánh lúc đang đói,cái áo lúc đang rét.Nếu và chỉ nếu,hành vi ấy là quả lừa để bắt trẻ em buôn bán,phạm vào luật hình sự.....
Trả lờiXóaChúc bạn an vui !
hãy cám ơn người khác đã làm một việc từ thiện khi ta không có điều kiện để làm. chúc anh nhiều niềm vui nhé
XóaCon rất đồng cảm cùng với bác a.Mến chúc bác vui an lành a.
Trả lờiXóacám ơn cháu đồng cảm, chúc cháu đêm bình an.
XóaQuan điểm của họ '' sống chết mặc bay '' bởi họ có bao giờ thiếu đâu . Những con người có trình độ mà như thế này thật đáng khinh bỉ . Họ không biết có được học câu '' lá lành đùm lá rách '' không .
Trả lờiXóahọ là người có bằng cấp cao nhưng trình độ thấp, không hiểu cái "hào khí sĩ phu Bắc Hà". chúc anh nhiều sức khoẻ và bình an
XóaBài viết hay lắm,cám ơn em.Chúc e luôn có nhiều niềm vui và sức khoẻ.
Trả lờiXóacám ơn chị, chúc chị luôn bình an và hạnh phúc.
XóaND sang thăm anh muộn,chúc sức khỏe và chúc đêm tròn giấc anh Mẫn nhé!
Trả lờiXóacám ơn em, anh chúc em ấm áp an lành.
Xóa- Tạ bích Loan hỏi: làm từ thiện để làm gì?
Trả lờiXóaXIN LỖI NHÉ . ĐÂY LÀ CÂU HỎI CỦA KẺ VÔ VĂN HÓA
cám ơn anh, em cũng chỉ có thể nói thế thôi. không còn từ nhẹ nhàn hơn cho bà ấy.
XóaĐồng cảm cùng bạn..Chúc bạn luôn khỏe và luôn có những bài viết hay chia sẻ cho mọi người
Trả lờiXóacám ơn bạn, mình chúc bạn luôn an vui trong cuộc sống.
XóaMT sang thăm anh . Cuối tuần nhiều niềm vui , yêu người ta mãi mãi anh nhé ... hihi , thấy anh viết câu trên đó .
Trả lờiXóaOK, mãi mãi em ạ, chúc em nhiều niềm vui nhé.
XóaLàm từ thiện do từ tâm mình, chỉ có người vô cảm mới đặt câu hỏi vớ vẩn và ngu xuẩn mà thui.
Trả lờiXóaChúc anh Mẫn luôn vui nghen.
rốt lại là vô cảm bạn nhỉ, chúc bạn an vui ấm áp nhé.
XóaND sang thăm mong anh thứ lỗi cho vì đã để anh nhìn thấy những comen thiếu tế nhị và không trả lời anh được vì blog bị lỗi,chúc anh luôn khỏe để ND luôn đọc được những bài viết thật thâm thúy anh Mãn nhé!
Trả lờiXóakhông có gì em phải bận tâm, với anh, đó là những dấu nhấn trong bản trường ca cuộc đời thôi. chúc em nhiều may mắn nhé.
XóaThật ko hiểu 2 vị cao học kia suy nghĩ ra sao mà lại đưa ra câu hỏi LÀM TỪ THIỆN ĐỂ LÀM GÌ ???
Trả lờiXóaThiết nghĩ mình là đồng loại với nhau thì phải có tình thương giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình khi cơ nhỡ là điều tất yếu hay rất đáng quí anh ạ,
HN sang thăm chúc anh luôn vui khỏe hp tràn đầy !
hai vị "cao học" chứ không phải học cao em nhỉ, chúc em luôn vui vẻ nhé.
XóaCám ơn Mẫn đã chia sẻ 1 bài viết hay.
Trả lờiXóa"Làm từ thiện" hỉ có kẻ lợi dụng hai chữ "từ thiện" tùy theo tâm mỗi người, có kẻ lợi dụng việc làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi, để trục lợi cho cá nhân mới đáng lên án Mẫn nhỉ.
Chúc em luôn vui nhé.
"làm từ thiện là biểu hiện từ tâm "người" của ta. còn những trường hợp lạm dụng việc làm từ thiện thì không gọi là từ thiện được, cám ơn chị ghé thăm và chia sẻ. chúc chị đêm bình an.
XóaNH ghé thăm Mẫn và đọc "Nói với MC Tạ Bích Loan và TS Đặng Hoàng Giang". Rất cảm ơn Mẫn chia sẻ bài viết rất hay về một câu hỏi rất, rất... "để đời" của bà TBL.
Trả lờiXóaMến chúc Mẫn SỨC KHỎE & AN VUI, bạn nhé!
vâng, ngàn năm không xoá được câu nói nầy đó bạn. chúc bạn an vui và hạnh phúc.
XóaTiến sĩ mà không đi giảng dậy đại học, hoặc làm nghiên cứu khoa học ở viện nào đó lại nhảy tót lên ngồi chồm chỗm trên truyền hình với ba chương trình lá cái thì biết thừa trình độ "tiến sĩ" của họ ở vị trí nào rồi... họ nhăng cuội là phải!
Trả lờiXóachào anh, tấm bằng không làm nên con người anh nhỉ. cám ơn anh đồng cảm và chúc anh nhiều sức khoẻ nhé.
Xóa"Làm từ thiện để làm NGƯỜI..." Một người đã viết như vậy đó bạn...
Trả lờiXóavâng, đó là biểu hiện "người" đấy bạn. cám ơn bạn chia sẻ và chúc bạn an vui mãi.
Xóaem về thăm Mẫn đơi , Mẫn bữa nay khỏe ko , em giờ ít vô blog rồi ạ nên ko thường xuyên sang Mẫn dc , ghé qua chúc Mẫn luôn vui , mạnh khỏe và âm áp y6eu thương heng
Trả lờiXóacám ơn bạn nhé, vắng lâu lắm mà con chử vẫn không thay đổi tí nào, chúc bạn luôn may mắn và vui vẻ nhé.
Xóaem về thăm Mẫn đơi , Mẫn bữa nay khỏe ko , em giờ ít vô blog rồi ạ nên ko thường xuyên sang Mẫn dc , ghé qua chúc Mẫn luôn vui , mạnh khỏe và âm áp y6eu thương heng
Trả lờiXóaChào Anh Mong Anh vui và khỏe
Trả lờiXóaTheo Em làm từ thiện là làm theo tiếng nói của lương tâm
và cảm xúc.San sẻ những gì mình có bằng tình yêu thương và phục vụ
Cám ơn anh nhiều. Đề tài hay nhiều trang cải.
Lâu ngày sang thăm Mẫn, thấy vẫn đều đều những bài hay, sâu sắc và dài... Rất ngưỡng mộ. Cảm ơn Mẫn vẫn nhớ sang thăm. Chúc Mẫn cuối tuần vui vẻ.
Trả lờiXóa