Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

HỌC

Ngày nay sự học được mọi người quan tâm hàng đầu trong việc giáo dục con người, đến nỗi nói đến giáo dục là người ta nghĩ ngay đến việc đi học, vô tình nó được đồng hóa với từ “giáo dục”. Có lẽ đây là nguyên nhân và mấu chốt của vấn đề dẫn con người xa dần cái ý nghĩa cao quý đích thực của việc học nói riêng, giáo dục nói chung. Nó khác với lối học ngày xưa chính là ở điểm này.

 NGÀY XƯA
 Trước đây, xã hội công nghiệp chưa ngự trị, con người chủ yếu đi học về nhân văn và nghệ thuật tư tưởng, đặc biệt là bên Đông phương, người đi học chuyên về tư tưởng đạo lý, đến nỗi đi học là học Đạo chứ không phải học các ngành khoa học như ngày nay.
 Triết học Đông phương được gọi là Đạo học, mục đích là để hiểu về Đạo, để trở thành hiền giả, hiền triết, thánh nhân. Nó khác ngày nay là đi học để trở thành những người thợ, chuyên viên, chuyên gia hoặc nhà khoa học, triết gia…, có thể nói phần lớn nó chẳng liên quan gì đến đạo lý, tư tưởng, văn hóa gì cả, ngoại trừ một ít ngành nghiên cứu thuộc lãnh vực chuyên môn, nhưng chỉ là vấn đề thuộc tri thức mà thôi.
 Cái học trước đây chủ yếu lấy Đạo, lấy Đức làm nền tảng và là mục đích, nên người ta thường nói: “học làm người”, và người xưa quan niệm rất nhân bản: “không thành công cũng thành nhân” và luôn luôn phải là “văn dĩ tải đạo” .
Bởi thế nếu đi học mà không làm quan giúp đời thì kẻ sĩ vẫn ung dung tự tại vui thú với điền viên, với lối sống dân dã hết sức mộc mạc giản dị và thanh cao, không cần những tiện nghi vật chất, vì họ sợ bị ràng buộc và nô lệ vào đời sống vật dục. Nhiều kẻ sĩ có khuynh hướng ẩn dật để tu tâm dưỡng tính, trở thành những ẩn sĩ thanh bạch đáng khâm phục. Hay ít ra họ cũng tìm được cái triết lý an vi cao quý, tìm được cái Đạo sống cao thượng, như trong sử sách đã ghi lại rất nhiều.
 Tuy cái học ngày xưa không mang tính chuyên môn sâu rộng như ngày nay, nhưng nó luôn được gọi là cái học quán thông, vì học là tìm và nương tựa vào CÁI ĐẠO, mà Đạo là tất cả, là cứu cánh của vạn vật, nó là toàn thể của mọi quy luật phát sinh, tồn tại và hủy diệt, “hữu sinh tất hữu diệt; hữu thành tất hữu hủy”. Nó diễn tiến không ngừng theo mỗi thời gian, không gian và điều kiện trong quy luật của nó. Trong đó, sự vật và con người, vũ trụ và nhân sinh đều hòa quyện và tác động vào nhau, phát triển hoặc hủy diệt lẫn nhau. “Thiên địa vạn vật nhất thể” là như thế.
 Cái học tổng quan - nhất nguyên - này cho phép con người biết “một” cũng là biết tất cả, vì: “nhất bất biến ứng vạn biến”, nên mọi hiện tượng, hay mọi quy luật không thể chia chẻ hoặc đứng một mình, như sợi tóc chẻ làm tư thì không còn là sợi tóc nữa. Sự chia chẻ chỉ làm nó khô cứng và không còn lý do để tồn tại. Mọi diễn biến của vũ trụ, của tự nhiên, của xã hội, trong các ngành khoa học ngày nay, dù là thiên văn, địa lý, chính trị, kinh tế, sinh học, tâm lý học, y học, lý hóa v.v… vẫn chỉ là một, vì bộ ba THIÊN-ĐỊA-NHÂN không thể tách rời.
 Nói chung, cái học ngày xưa là cái học để hiểu và tìm ĐẠO, nhất là để sống cho hợp với mọi lẽ trong quy luật của trời đất, thực tế là biết sống, biết xử sự giữa con người với nhau, cũng như giữa con người với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên mà con người đang sống và hiện diện. Chính vì thế, mọi sự liên quan tới đời sống đều là Đạo Sống. ĐẠO LÀM NGƯỜI với Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; ĐẠO XỬ THẾ với Ngũ luân: Quân minh thần trung, Phụ từ tử hiếu, Phu xướng phụ tùy, Huynh hữu đệ cung, Bằng hữu thủ tín; ĐẠO PHU PHỤ: Phu phụ tương kính như tân… ĐẠO LÀM CON: Chữ Hiếu; ĐẠO LÀM VUA… Tất cả đều trở thành ĐẠO. Và còn rất nhiều học thuyết khác, chung quy cũng tìm về Đạo để mưu cầu hạnh phúc cho con người, cho xã hội được tồn tại và ổn định .
  NGÀY NAY
 Ngày nay không ai mà không thấy sự cần thiết của việc học, nó là điều kiện buộc phải có để sống, để hội nhập với xã hội. Nó cũng là điều kiện cơ bản như một tiêu chí để đo lường mức thang giá trị của con người, giá trị của một cá nhân. Dù học môn gì, ngành gì, nó cũng định dạng để gắn liền với nghề nghiệp, với nguồn lợi của thu nhập. Vì vậy, nghề nghiệp và nguồn thu nhập trở thành mục tiêu cho sự học.
 Do đó quan niệm về sự học cũng thay đổi, một sự thay đổi gần như ngược với xã hội truyền thống trước đây. Điều này diễn ra từ sự biến dịch trong quy luật của lịch sử, khi mà xã hội công nghiệp phát triển thì tất nhiên xã hội truyền thống bị phá vỡ, kéo theo một nền văn hóa cổ truyền lung lay và có nguy cơ sụp đổ, ngay cả nền móng gia đình cũng bị đảo lộn. Cái học ngày nay là cái học của khoa học nói chung, đặc biệt chú trọng vào khoa học ứng dụng, khoa học kỹ thuật và khoa học thực nghiệm. Bởi thế nó được hệ thống hóa và đi vào chuyên môn để chia chẻ ra rất nhiều môn, nhiều ngành. Nhờ thế nó giúp cho mỗi người đi chuyên sâu vào từng lãnh vực tới mức tinh vi, giúp cho xã hội có rất nhiều nhân tài mang tính chuyên môn để xây dựng và phát triển đất nước
. Một guồng máy tốt với những nhân tài thì có thể đưa đất nước nhảy vọt từ lạc hậu lên hàng cường quốc chỉ trong ít chục năm, trở thành một nước văn minh tiên tiến. Nó không như văn hóa là phải mất nhiều thế hệ, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm thì mới có thể xây dựng một nền văn hóa mang tính dân tộc được. Cuối thế kỷ 20, đầu TK 21, với sự bùng nổ thông tin của kỹ thuật máy tính và mạng, sau đó là toàn cầu hóa, những nước và những người được tiếp cận với thế giới hầu như bị choáng ngộp với những sự kiện và những sáng tạo mới, qua nhiều đổi thay khắp nơi trên thế giới. Mọi người, mọi nước như chạy đua với thời gian để bắt kịp thời đại.
 Hầu như không còn thời giờ để suy tư về những vấn đề thuộc lãnh vực tinh thần như đạo lý, tư tưởng, văn hóa, lễ giáo, truyền thống… nữa, nếu có chỉ là thứ yếu hoặc vụn vặt. Tất cả các ngành học hướng tới phục vụ con người bằng cách sản xuất ra của cải và tiện nghi hưởng thụ. Nó được kích cầu tối đa, tạo ra những nhu cầu mới, kích thích sự thèm khát tiêu thụ như trong quảng cáo, giúp cho nền kinh tế phát triển.
 Xã hội tiêu thụ - mua sắm những cái không cần thiết và dư thừa - là đỉnh cao của xã hội công nghiệp ngày nay mà nước nào cũng muốn nhắm tới. Vì nhu cầu của sự thúc bách, nên cái học ngày nay mang tính đối phó, mang tính dục tốc, chộp thời cơ và tiêu cực của nó là chộp giật. Cho nên vấn đề phương pháp, chính xác, hoàn hảo, đắc lực, hiệu quả, vượt thời gian, kỷ lục, cạnh tranh, loại đối thủ… là yếu tố nòng cốt cho mọi kế hoạch thi hành, nên nó rất năng động và sát phạt trong quy trình diễn tiến.
 Khác với xã hội truyền thống, chủ trương ở dạng tĩnh, chậm, chắc, bền, chấp nhận cái tương đối và sự khiếm khuyết của mọi sự, mọi vật. Cái học ngày nay mang tính độc lập, và tính cá nhân được đề cao để tự do phát triển, nên có nhiều cá nhân xuất sắc, được trọng dụng, mang lại rất nhiều nguồn lợi cho họ, đến nỗi cá nhân trở thành một chủ nghĩa như một lý thuyết (cá nhân chủ nghĩa) thật hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, cái học ngày nay chỉ tạo ra những Robốt, ý muốn nói tạo ra những công cụ, những bánh xe vô hồn trong một bộ máy vô cảm.
 Con người làm việc và sống theo những công thức đã được lập trình, được quy định chặt chẽ, không ai còn thời giờ hoạch định cho mình một thế giới riêng tư, vì giờ nào việc đó thật chính xác và rõ ràng, như một cái chốt chạy trong một bộ máy khổng lồ.
 Mục đích của con người đi học để đạt được cái danh và cái lợi, mà đỉnh cao của nó mang tính CHUYÊN: chuyên môn, chuyên gia, chuyên viên, chuyên nghiệp…, và mang tính NHÀ: nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà lý luận, nhà kinh tế, nhà kế hoạch, nhà chính trị… Cũng như thành công trong cuộc sống được đo lường và đánh giá bằng lương tháng, bằng lợi nhuận, bằng tiện nghi… Nó trở thành tiêu chí để đánh giá tài năng hay bất tài, giỏi hay dốt, khôn hay dại, giá trị hay không ở đời.
Tóm lại, sự cạnh tranh, sự thống trị, sự đột phá trong sáng tạo, sự thu nhập tiền của hoặc lợi nhuận là động cơ chính yếu thúc đẩy và kích thích việc học của con người ngày nay. Ngoài ra đều là những thứ yếu, nếu có yếu tố tinh thần nào thì cũng để tìm chút an ủi, tạo niềm vui và trang trí mà thôi.
Vì vậy, khi có sự khủng hoảng tinh thần nào đó xảy ra cho cá nhân hoặc cộng đồng xã hội ngày nay thì cũng chỉ là sự tất yếu, vì nó là hệ quả của quy luật giữa nhân với quả hoặc giữa quả với nhân.
 HƯỚNG ĐI
 Sau khi nhìn qua  xưa và nay - thực ra là có sự chuyển tiếp một cách tiệm tiến, chứ không hẳn rạch ròi như thế - thì người đi học cũng có thể tìm ra một quan điểm dung hoà tốt nhất cho cái học của mình. Từ sự nhận thức thông thường và cơ bản nhất, thì sự vật nào cũng có mặt phải và mặt trái của nó. Như bên Tây phương là nền văn hóa động, nên khoa học thực nghiệm và kỹ thuật phát triển, nó luôn thích ứng, cầu tiến, cộng với ý chí chinh phục rất lớn, nên nó phát triển rất mạnh và rất nhanh.
 Ngược lại, Đông phương với nền văn minh nông nghiệp, nhất là nền văn minh lúa nước như Việt Nam thì ưa tĩnh, sợ thay đổi, an phận thủ thường, tính bảo thủ, trọng tình cảm, ưa lễ nghĩa… nên rất chậm phát triển. Bởi vậy, dù muốn hay không, cái nền văn hóa dân tộc vẫn là cái cơ bản, quan trọng và cần thiết nhất để xây dựng toà nhà theo mô hình nào thích hợp nhất.
Nếu không dựa trên cái nền này thì toà nhà khó có thể đứng vững được. Thực tế cho thấy lớp trẻ ngày nay có khuynh hướng muốn phá bỏ cái nền văn hóa truyền thống của dân tộc, không những không giữ mà còn có thái độ miệt thị khinh thường nữa. Có lẽ đây là một thứ mặc cảm tự ti thâm căn của lớp trẻ, có thể của cả dân tộc, như Trịnh Công Sơn than thở: “Người nô lệ da vàng ngủ quên trong căn nhà nhỏ…”, từ đó nảy sinh ra vấn đề “chuộng ngoại”. Bất cứ cái gì của Tây cũng đều giá trị và chạy đua theo họ rất mù quáng, thường chỉ học và bắt chước được cái gì kích thích nhất, dễ học nhất, những thứ chỉ là cặn bã của họ, mà chính họ cũng khinh thường. Còn nền văn minh, văn hóa chính thống của họ lại chẳng học được.
 Thật tội nghiệp cho nhiều công nhân, sinh viên từ các tỉnh về những thành phố lớn để đi làm và học hành, họ bắt chước, rập khuôn lối sống vô văn hóa của một số dân thành thị, cộng với kiểu lai căng du nhập từ nước ngoài để gọi là hoà nhập “ta cũng như ai”. Họ tự chối bỏ bản thân để che lấp cái thân phận “dân quê làm vườn” của mình. Họ đâu hiểu rằng con người Việt Nam chẳng có ai là quý tộc thượng lưu cả, tất cả đều xuất thân từ chân lấm tay bùn mà ra. Khi cha mẹ tới thăm thì họ che dấu vì sợ người ta nhìn thấy gia đình mình quê mùa. Và lúc về quê thì họ giảng cho anh em, cha mẹ những bài học khôn về thời đại, bằng những mánh khoé và những phương tiện hưởng thụ, nhưng họ không hiểu thế nào là người có văn hóa, văn minh cả.
 Sau đó là bất chấp lễ nghĩa, nề nếp của gia đình mà họ đã hấp thụ. Sự vong thân, vong bản là như thế. Muốn học thế nào cho đúng đắn nhất thì trước hết phải nhận thức cho đúng, bỏ được cái ý niệm sai lầm tai hại là học để có cơ hội thuận lợi kiếm tiền, kiếm danh. Tiếp đến là nhận thức được cái nền văn hóa truyền thống vô cùng quý giá của dân tộc, trong đó có đạo đức, lòng nhân, tình cảm (quê hương, đất nước), tính cộng đồng, nền nếp gia phong, lễ giáo, cần cù, nhẫn nại, hiếu học… lấy làm nền để xây dựng trên cái học của mình thì mới vững chắc.
 Mục đích của sự học phải là khát khao tri thức trong cái hay, cái đẹp, cái đúng, cái tốt (Chân-Thiện-Mỹ), chứ không phải học vì việc làm hoặc vì danh lợi, và phải học không ngừng, dù đã ra trường.
 Học xong ở nhà trường mới chỉ là bắt đầu (chưa hiểu hết khái niệm), chứ chưa phải là đã đủ, đã thông, nên luôn phải trau dồi bằng cách không bao giờ được rời sách vở. Lớp trẻ bây giờ yếu kém mọi mặt vì chỉ học theo lối đối phó để đủ điểm ra trường, nên học không hiểu và không tiêu hóa được, sau đó là giã từ sách vở, rồi đi làm để nghề dạy nghề, trong nhà không hề có tủ sách nào.
 Nên theo cái học của người xưa, là học quán thông, học không những ngành của mình mà còn phải tìm tòi trau dồi các ngành liên quan khác, như học về ngành y thì còn phải học về y đức, về tâm lý, về tâm linh, về đối nhân xử thế, về tư tưởng văn hóa v.v... Học khoa học theo như Tây phương chứ không phải học lối sống của họ. Khoa học, văn hóa, đạo đức là những lãnh vực có đối tượng nghiên cứu khác nhau, không lẫn lộn và đào thải nhau, nó lại cần thiết để bổ sung cho nhau. Nếu học văn hóa Á Đông, văn hóa Việt Nam với những nề nếp từ trong gia đình trước hết (gia đình là hạt nhân cơ bản nhất), xuyên qua các loại hình văn hóa trong tổ chức cộng đồng, cộng thêm các ngành khoa học Tây phương thì mình thâu tóm được tất cả.
 Khi học và trau dồi như vậy, con người sẽ được quân bình cả về nhận thức, về tâm lý và tình cảm. Tóm lại, sự học thì thời nào cũng cần thiết và cao quý, nhưng nó thực sự có giá trị hay không là tùy vào sự nhận thức của con người. Nếu cái học chỉ là phương tiện kiếm tiền thì nó trở thành đê hạ, phản lại cái chức năng và mục đích cao quý của nó, dẫn con người tới sự mù tối, sản sinh ra những chuyên viên kiếm tiền làm hại cho xã hội, cho văn hóa, cho đạo lý (vi phú bất nhân). Học là bổn phận và trách nhiệm của tuổi trẻ, mục đích là để phục vụ, xây dựng, làm giàu, làm đẹp, làm tốt, trở nên hoàn thiện cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Đó là cái học cao quý muôn thủa cho mọi thời đại.

148 nhận xét:

  1. Bài dài rất bổ ích, từng đoạn một đó bạn MẪN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh,chúc anh chiều cuối tuần nhiều niềm vui anh nhé.

      Xóa
  2. Ghé thăm Mẫn ngày cuối tuần đi chợ và nấu bữa ăn thật ngon nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Thăm anh, chúc anh cuối tuần vui vẻ nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, chúc bạn buổi chiều cuối tuần an vui ấm áp nhé.

      Xóa
  4. Cuối tuần em ghé thăm nhà anh, đọc bài bàn về cái sự học hành. Thời nào cũng cần phải học. Và đúng như anh chia sẻ ở đoạn kết, học để hoàn thiện chính mình.
    Chúc anh những ngày cuối tuần thật vui cùng gia đình anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học để hoàn thiện chính mình và có ích cho mọi người, chúc em luôn vui vẻ nhé.

      Xóa
  5. Thời nay mọi suy nghĩ của từng cá nhân con người đều khác xửa rất xa Anh ạ. Thời đại thay đổi nên muốn Hoà nhập cho kịp xu hướng cũng là mong muốn của bất cứ ai.nhưng thiết nghĩ cũng Cần phải có gốc,có cơ bản,chứ không thể chối bỏ những gì đã đang là cội nguồn của mình Anh nhỉ?
    Cuối tuần chúc Anh HP thật nhiều nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con người bị cuốn vào nhịp sống hiện đại em à, chúc em an vui nhé.

      Xóa
  6. Bài viết thật hữu ích,giáo dục đang là vấn nạn của thời đại.Trong giáo dục luôn xác định mục tiêu là con người,nhưng trong thực tiễn giáo dục chỉ đào tạo ra những công cụ để phục vụ các ngành nghề.Chua xót hơn cả giáo dục chỉ làm ra những con rối kiếm tiền và cầu danh....Bài chia sẻ của Mẫn thật thú vị,cảm ơn và chúc bạn cuối tuần an vui hạnh phúc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một cái học để trở thành robot đang dần chiếm lỉnh tuổi trẻ bạn ạ, chúc bạn cuối tuần vui vẻ ấm áp nhé.

      Xóa
    2. Trời ơi...! Hai anh nhìn hơi bị cực đoan rồi. Thi hs giỏi quốc tế năm nào nước mình chả có hs đoạt giải vàng, bạc, đồng... và cả các lĩnh vực khác nữa mà anh.
      Em chúc anh chiều mát lành hp! hihi... chuyện xã hội anh nhỉ

      Xóa
    3. Chào em, đó là những robot thôi em ạ, ngày mới nhiều niềm vui em nhé.

      Xóa
    4. Nói đến robot , em nhớ đến phim hài " Thời đại tân kỳ " của Charlot.
      Chúc anh Mẫn cùng gia đình an vui, hạnh phúc.

      Xóa
    5. Chưa có phim nào hài hơn Chalet Charlot bạn nhỉ. chúc bạn luôn vui vẻ ấm áp/

      Xóa
  7. Cuối tuần chúc anh và gia đình ấm áp vui say ......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em nhé, chúc em và gia đình an vui hạnh phúc

      Xóa
  8. "Học là bổn phận và trách nhiệm của tuổi trẻ, mục đích là để phục vụ, xây dựng, làm giàu, làm đẹp, làm tốt, trở nên hoàn thiện cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Đó là cái học cao quý muôn thủa cho mọi thời đại."
    ...
    Em đồng quan điểm này của tắc giả! Bài nghiên cứu rất hay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giửa lúc cuộc sống bức thiết quá với việc làm nên người ta cảm thấy mệt mỏi chỉ cố kiếm tấm bằng để xin việc chứ mấy ai còn nghĩ đến học cho biết. chúc em luôn an vui ấm áp nhé.

      Xóa
  9. Cám ơn bạn , chúc bạn chiều cuối tuần nhiều niềm vui nhé.

    Trả lờiXóa
  10. Từ xưa, ông cha ta đã dạy" học để làm NGƯỜI".Ngắn gọn như thế nhưng có biết bao điều cần phải suy ngẫm. Đó chính là mục đích cốt lõi của sự học mà thời nào cũng cần phải thấm nhuần.Nếu không, việc học sẽ chỉ là hình thức,và như thế sẽ làm hại cho cả một quốc gia.
    Entry của anh thật là sâu sắc!
    Lá chúc anh tối thứ 7 nhiều yêu thương nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn em đồng cảm với anh, chúc em chúa nhật nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  11. Lâu mới lại nghé anh ơi
    phát hiện anh Mẫn đang chơi vơi tình
    Quá nửa đã xế đời mình
    mới gặp cảm xúc rưng rưng tràn đầy
    Ngày iu thương ha anh

    Trả lờiXóa
  12. "Nhân bất học bất tri lý " nên con người chúng ta luôn "Học học nữa học mãi " và phải " Tiên học lễ hậu học văn " .

    He...hôm nay sang thăm anh HN cũng đang được học đó anh ạ .Chúc anh cuối tuần ấm áp .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đức thắng tài vi quân tử, tài thắng đức vi tiểu nhân" Chúc em luôn an vui nhé.

      Xóa
  13. Ghé thăm anh tối thứ bảy nè...chúc anh có 2 ngày nghỉ được như ý ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, chúc em ngày chúa nhật tuyệt vời nhất

      Xóa
  14. Một bài viết bàn luận về sự HỌC thật vô cùng ý nghĩa và sâu sắc, cảm ơn anh

    Trả lờiXóa
  15. MT sang thăm Mẫn , cuối tuần vui vẻ , may mắn..Mẫn nhé. MT xin lỗi dạo này bận cv nên ít vào blogspot nên sang thăm Mẫn trễ đừng buồn nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, bận mà cũng ghé thăm, chúc bạn chúa nhật bình yên vui vẻ nhé.

      Xóa
  16. Ghé thăm chúc anh cuối tuần vui vẻ bên gia đình nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, chúc em chúa nhật nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  17. "Học là bổn phận và trách nhiệm của tuổi trẻ, mục đích là để phục vụ, xây dựng, làm giàu, làm đẹp, làm tốt, trở nên hoàn thiện cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Đó là cái học cao quý muôn thủa cho mọi thời đại."
    Bài viết hay và có nhiều ý nghĩa sâu sắc, rất có ích cho người nào được đọc nó. Thank a Mẫn nhìu nha! Ngày mới nhìu nhìu yêu thương về bên a Mẫn nè!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn đồng cảm với mình, chúc bạn chúa nhật thật an lành.

      Xóa
  18. Bài viết thật sâu sắc và ý nghĩa anh à! PL sang thăm anh chúc anh ngày chủ nhật đong đầy yêu thương nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, chúc em ngày chúa nhật vui vẻ nhé.

      Xóa
  19. TH sang thăm anh đây! Ngày chủ nhật tươi hồng anh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em nhé, chúc em chiều chúa nhật tràn đầy niềm vui.

      Xóa
  20. Sang thăm bạn nè!Chúc bạn chủ nhật vui nhé, bài bạn viết hay , sâu sắc bạn ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, chúc bạn chiều chúa nhật an lành nhé.

      Xóa
  21. Những lập luận phân tích sắc bén, có nền tảng và chính xác góc xã hội hiện nay. Đồng tình với bạn. Những quan điểm, nền tảng đạo đức, sự phát triển XH hơn hai ngàn năm con người đã nghiền ngẫm và tôn trọng, vì thế nên đã tôn những vị đã truyền lại cho đời đạo lí ấy là thánh là tiên...
    Nền tàng XH mới dựa trên sự phát triển vật chất đáp ứng đời sồng thực dụng nên chinh nghiêng thiếu sự điều hòa đã gây nên sự mất cân đối. Dẫu biết rằng không có một sự toàn thiện toàn mỹ, nhưng trước thực trạng đã gây xốn xang cho những ai có tâm huyết...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo em nghĩ bây giờ cũng có rất nhiều người có tâm quyết nhưng ngại quá anh ạ, cám ơn anh chia sẻ và chúc anh luôn an vui nhé.

      Xóa
    2. Ngày 17/06/2013 Anh có đưa lên trang bài 'Những comment thót lòng', nơi ấy không thấy em sang?
      Chúng ta rất gần nhau , có khi nào hội ngộ?

      Xóa
    3. Mấy hôm nay mạng bị gì mà chậm quá, hôm nay khá hơn chút em sang ngay đây anh ạ.

      Xóa
  22. Sang thăm anh Mẫn đọc được bài viết này, hay lắm ....như nói hộ bao nhiêu người đang muốn nói....
    Ngày cuối tuần ấm áp vui anh Mẫn nha ...
















    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói mà ngại quá em à, mình thì dở chỉ nói theo cảm xúc thôi, và rất nguy hiểm nửa em à, chúc em chiều chúa nhật thật vui em nhé.

      Xóa
  23. Học , học nữa , học mãi , cần phải ko ngừng học hỏi phải ko bạn ! chúc bạn chủ nhật tươi hồng bạn nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, chúc bạn buổi tối ấm áp nhé.

      Xóa
  24. Trường đời học hoài mà chẳng tốt nghiệp được Anh à... Ngày chủ nhật vui khỏe an lành Anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có chứ em, khi không còn học nửa là đã tốt nghiệp rồi đấy em ạ. Chúc em ngày mới nhiều niềm vui nhé

      Xóa
  25. Không những tuổi trẻ cần phải học hỏi nhiều nhưng thiết nghĩ chúng ta , những người trưởng thành vẫn cần học hỏi , trau dồi đạo đức thường xuyên.Kiến thức là đại dương bao la mà sự hiểu biết của chúng ta chỉ là hạt cát bạn nhỉ ?
    Chúc bạn tuần mới luôn vui .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi nào ta "tốt nghiệp" trương đời thì đành thôi học vậy, chúc bạn mãi bình yên hạnh phúc nhé.

      Xóa
  26. Sang thăm anh...chúc anh có một ngày chủ nhật nghỉ ngơi thư giãn nhé...Ngày mai bắt đầu một tuần mới roài...lại phải đi cày anh nhở. hii!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh thì hết "phải cày rồi em à" nông dân chỉ cực theo mùa thôi. chúc em luôn an lành nhé.

      Xóa
  27. Em sang thăm anh đây ah.Anh khỏe kg anh ?Thơi gian wa em về quê chơi ,kg qua thăm anh cùng mọi người dc .Anh thông cảm cho em nhé !Chúc anh chiều chủ nhật thật nhiều niềm vui,bên anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh biết em và con em về quê, anh chúc em luôn vui vẻ ấm áp nhé.

      Xóa
  28. Ngày nay sự học chán làm sao
    Học lắm, học lâu cũng chẳng vào
    Đạo lí lãng quên - bằng cấp giả
    Ngẫm đời mà thấy ngán làm sao.

    Bài viết của anh thật là sâu sắc. Từ xưa, ông cha ta đã dạy HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI. Nếu không xác định mục đích học tập cho đúng đắn, nhận tài sẽ bị thui chột và đất nước sẽ suy vong.
    Ghé thăm anh, VC có đôi điều cảm nhận. Chúc anh chiều tối an lành, hạnh phúc nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em đã đến nơi nầy
      Đọc những bài anh đã viết đây
      Chia sẻ cùng anh bao bức rức
      Chúc em ngày mới chỉ vui vầy.

      Xóa
  29. Em sang thăm anh đọc nửa bài , buồn ngủ quá , mai sang đọc tiếp anh Mẫn nhé. Xin Chúa gìn giữ anh đêm bình an.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, chúc em ngày mới nhiều niền vui em nhé.

      Xóa
  30. hihi !!!
    Sang thăm em . Nhà đẹp thế .
    Chúc em vui vẻ , mọi may mắn trong sự nghiệp nhé !

    Trả lờiXóa
  31. Cám ơn anh nhé, chúc anh ngày mới vui vẻ và an lành.

    Trả lờiXóa
  32. vậy nhà này là của 2 người hả ta?????????????? mái ấm hp quá nhỉ,hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng ạ, chủ Mẩn và Thủy. chúc bạn ngày đầu tuần vui vẻ nhé.

      Xóa
  33. Tuần mới thật may mắn Bạn nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, chúc bạn ngày đầu tuần nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  34. Một hành trang không thể thiếu khi vào đời..
    Chúc Mẫn tuần mới đạt được những mơ ước từ ''Học''

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hang trang vào đời lào "đạo học" chứ không phải "khoa học thực nghiệm".
      Cám ơn chị, chúc chị ngày đầu tuần vui vẻ nhé.

      Xóa
  35. Bài viết rất hay và bổ ích. xin bổ sung thêm Học ăn, học nói, hoc gói, học mở nữa bạn ơi! tuần mới vui nha.

    Trả lờiXóa
  36. Tìm ở đâu ra cái trường dạy đạo đức bây giờ, đợi nhân phẩm mất đi mới đem phục hồi, đợi vi phạm pháp luật mới bắt nhốt cải tạo.Sao không ngừa bịnh trước mà đến khi bịnh nặng mới đem chữa trị!Thiết nghĩ ngành giáo dục phải có môn đạo dức học từ khi trẻ con còn nhỏ.Riêng gia đình, cha mẹ làm bở hơi tai mới có đủ để mà ăn và nuôi con ăn học, nên cũng không có thời giờ dạy cho con.Những gia đình giàu có lạị chạy theo kim tiền, nên trẻ con bây giờ không hiểu sao mà đa số là quậy quá, rất khó mà dạy cho nên người!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhớ lúc nhỏ mình học tiểu học thì luôn tuân thủ "tiên học lể hậu học văn" bạn nhỉ, chúc bạn luôn ấm áp hạnh phúc.

      Xóa
  37. Anh đã có một bài viết, nghiên cứu, nhận định và phân tích sự "trồng người" thời nay. Có thể nói một nhà sư phạm giỏi cũng ko có thể viey61 được như anh. Một lời khen trong bài viết này về anh cũng chưa đủ. Anh cho em gọi Sư phụ, nhưng cách gọi đã được "thuyết minh": S....ư.....p.....h.....Ô....!!!.....!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước những cảnh con giết cha, cha vợ giết chàng rể, trò đánh thầy, cô giáo chưởi học sinh, cướp của giết người ở tuổi thiếu niên mình tự hỏi : nền giáo dục nào sản sinh ra nghững con người như vậy cho xã hội, bức xúc lắn bạn ạ. chúc bạn luôn an lành hạnh phúc.

      Xóa
    2. Thầy( )hiếp trò, tình đổi điểm, cha bán con, vợ chồng bán nhau, xếp ôm lính...Mỗi phần tử XH là ngang bằng nhau trên nhiều phương diện giữa cái xấu và cái tốt, nhiều mặt. Cũng từ đó, loáng thoáng trong thơ anh luôn có những dấu hiệu. Chỉ mong rằng từng bước sự uốn nắn định hướng sao cho sự hội nhập và nét văn hóa Việt ngày càng tốt đẹp hơn!

      Xóa
    3. Cái cốt lỏi của vấn đề là đạo đức xã hội bị lãng quên .

      Xóa
  38. Tuần mới an lành Anh nhé

    Trả lờiXóa
  39. Bài rất hay ,trước hết là các nhà giáo dục cấn nghiên cứu ,cần áp dụng,quan trọng là ở chổ đó. Nhưng than ôi có ai đọc đâu ,cẫm được chèo là cứ muồn cho nhiều khách để có tiền thu thêm có khi phải có thêm khuyến mãi nữa kia.. VÀ TỪ NỐC GIỘT XUỐNG NỮA CHỨ BUỒN LẮM MẪN ƠI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế là phãi thay cả nóc nửa hả anh? Đó có lẻ do cái học duy vật biện chứng pháp sử quan mà ra. chúc anh luôn an vui anh nhé.

      Xóa
  40. Học trường học lớp tính năm thôi
    Cuộc sống không mòn học cả đời ............
    .........
    Ngày mới vui anh nha -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học thầy học bạn học xung quanh
      Vủ trụ bao la nửa đó anh
      Tất cả dạy ta luôn hòa nhập
      Bạc đầu cho đến cả tuổi xanh
      Chúc em ngày mới vui vẻ ấm áp

      Xóa
  41. Mấy ngày mình bận việc quá, phải hoàn thành một lượng lớn hồ sơ để chuẩn bị đi công tác tại Đồng Hới (Quảng Bình) nên hôm nay mới sang thăm anh được.
    Chúc anh ngày mới bình an, may mắn và hạnh phúc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, chúc bạn luôn an vui hạnh phúc nhé.

      Xóa
  42. Một tuần mới nhiều bình an nha bạn !

    Trả lờiXóa
  43. Việc học quan trọng lắm chư bộ - nhà em có 2 ông tướng mà mỗi lần thi cử là 3 mẹ con cứ cuống hết cả lên - hix chưa bao giờ áp lục học hành lại nặng nề như bây giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không cần phải thế đâu em, chúc em bình yên vui vẻ và luôn hạnh phúc nhé.

      Xóa
  44. Học là bổn phận và trách nhiệm của tuổi trẻ, mục đích là để phục vụ, xây dựng, làm giàu, làm đẹp, làm tốt, trở nên hoàn thiện cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Đó là cái học cao quý muôn thủa cho mọi thời đại.
    .
    Hay lắm!Ước gì tất cả các bạn trẻ VN hiểu được điều này em nhỉ?
    Chúc em luôn có nhiều niem2 vui và sức khoẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa học là để biết (đạt đạo). chúc chị luôn ấm áp an lành.

      Xóa
  45. Đúng đó anh ạ cuộc đời luôn là sự học hỏi ko ngừng anh ạ
    Chúc anh buổi chiều mát mẻ hp đong đầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học mãi em à, mọi sự biến đổi không ngừng, dừng lại là lạc hậu ngay, chúc em luôn vui vẻ nhé.

      Xóa
  46. Không những tuổi trẻ cần phải học hỏi nhiều nhưng thiết nghĩ chúng ta , những người trưởng thành vẫn cần học hỏi phải không bạn. chúc bạn luôn an lành hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "sự học như thuyền đi nước ngược, không tiến ắt phải lùi." Chúc bạn ngày mới bình an vui vẻ nhé.

      Xóa
  47. Ninh'blog sang thăm, tối thứ ba mến chúc bạn vui vẻ nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh, chúc anh và gia đình an vui hạnh phúc .

      Xóa
  48. Em ghé thăm anh.Chúc anh luôn vui,khỏe và có thêm nhiều bài viết hay nhé! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, chúc em ngày mới với nhiều lắm niềm vui nhé.

      Xóa
  49. Bài hay lắm!
    Cái học ngày nay không có cái ĐẠO. Tinh thần và mục tiêu giáo dục ngày nay thực dụng nên sản sinh ra con người thực dụng là lẽ tất nhiên. Theo tôi là giáo dục ngày nay phải đưa cái ĐẠO vào nhà trường song hành với những kiến thức khoa học thực dụng để đào tạo những con người toàn diện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo em nghỉ cũng phải mất vài thế hệ mới xong anh ạ, cần một thế hệ thầy đầy tâm huyết và thấm nhuần cái đạo mới truyền đạt lại được. Cám ơn anh đồng cảm. chúc anh luôn an vui ấm áp nhé.

      Xóa
  50. Sang thăm em. Chúc một ngày an lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào chị ạ, chúc chị buổi chiều nhiều niềm vui.

      Xóa
  51. Theo tôi Học là một động từ chỉ hành động , còn Giáo Dục là một danh từ chỉ tính chất , hai cái đó khác nhau . HỌC là mình có thể tiếp thu những cái gì ngoài phạm vi Giáo Dục như học ăn, học nói, học gói, học mở . Học trong giáo dục nhưng giáo dục không bao gồm học bạn a .
    Cái nick của bạn tên " Nhiều Chuyện " , bạn hãy lấy nick " Ông Tám " có hay hơn không , vì những người phái nữ nhiều chuyện người ta thường gọi là Bà Tám . hi hi . Vui nha . Thân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, giáo dục bao trùm cái học, học là một phần của giáo dục. ngoài ra giáo dục còn có làm gương và nhiều cái khác nửa, có lẻ mình sẻ đổi lại là ông tám như bạn gợi ý thôi. chúc bạn luôn an vui hạnh phúc nhé.

      Xóa
  52. KJ\inh tế thị trường, giáo dục cũng bị chi phối. Cám ơn anh đã có bài viết hay, tâm đắc với nhiều người. Thực dụng và toan tính mà mỗi người bình thường đang hướng tới, kẻ sĩ thì hãy cứ là kẻ sĩ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là hậu quả của lý thuyết duy vật biện chứng đó bạn ạ, chúc bạn buổi chiều nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  53. Nói tóm lại là thời nào cũng phải học phải không bạn?
    Chúc bạn luôn vui thích với việc học!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. học mãi bạn ạ, chúc bạn luôn an vui hạnh phúc nhé.

      Xóa
  54. Học nữa học mãi mà em!
    Chị Ngựa già rồi mà vẫn còn học đới! Chẳng phảihọc văn hóa mà học bao nhiêu thứ ở đời nữa.Học ko bao giờ thừa cả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị nói quá đúng, chúc chị luôn vui vẻ ấm áp nhé.

      Xóa
  55. Việc học là quan trọng để hình thành nhân cách con người ha bạn.Học ở trường lớp và cả trường đời nữa.
    Chúc bạn vui .

    Trả lờiXóa
  56. Học để làm người, phải xác định như vậy, chúc bạn buổi chiều vui vẻ

    Trả lờiXóa
  57. Học và hành ! "Biển học vô bờ"...
    Cảm ơn entry thật hay và hữu ích.
    Chúc anh thất nhiều niềm vui nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hết hoc trường thì học đời, Chúc bạn luôn bình an nhé.

      Xóa
  58. HD qua thăm anh nè, bài dài HD chia ra đọc đó... hihihi
    Tối an vui nha anh!

    Trả lờiXóa
  59. NÓi tóm lại già cả giống Gái rồi mà vẫn phải học hiiii.." Học nữa học mãi" học trường học lớp học trường đời học nhiều thứ phải không anh?
    ghé thăm anh chúc anh một buổi tối thật vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc nào cũng học ca3 eem à. chúc em buổi sáng đẹp nhất nhé.

      Xóa
  60. Thời nào cũng phải học, anh nhỉ! nhưng cái sự học bây giờ biến tướng nhiều rồi, nghĩ thấy lo cho nền giáo dục nước nhà!
    Em ghé thăm anh chút xíu. Chúc anh ngủ ngon nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì chính mình em à, mình cùng nhau dựng lại cái học tốt đẹp đi, chúc em ngày mới an lành.

      Xóa
  61. "sự học thì thời nào cũng cần thiết và cao quý" đúng như vậy anh ạ, CT ghé thăm, chúc anh một đêm ngon giấc nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, chúc em ngày mới nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  62. Thăm anh đây, đêm ngon giấc nhé!
    (Em cũng đang học hiii...)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cũng đang học nè, chúc em vui vẻ mãi nhé.

      Xóa
  63. Bài này bạn viết và phân tích về sự học của thế hệ bây giờ rất kĩ và chuẩn rồi không có gì góp ý cả . Ghé thăm bạn . Chúc bạn có 1 đêm thật ngon giấc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn nhé, chúc bạn luôn nhiều may mắn.

      Xóa
  64. Ghé thăm láng giềng chẳng biết nói gì hơn ngoài việc....vỗ tay thôi :) sang nhà Giang Hoa chơi Láng giềng ơi hihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào cô láng giềng nhé, OK qua đó chơi, bây giờ chúc cô láng giềng luôn an vui nè.

      Xóa
  65. "Học, học nữa học mãi" Đã đi được gần nửa chặng đường đời rồi mà vẫn học chưa xong. Luôn cảm thấy mình đi sau thời đại và kiến thức còn rất thiếu. Khổ anh nhỉ? Hì
    E sang thăm chúc anh chị mạnh khỏe, hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. xã hội tiến không ngừng kéo theo lương kiến thức luôn cần cập nhật trong đầu mình nên không thể dừng lại được nếu không muốn ngày mai mình trở thành dốt.

      Xóa
  66. Một bài phân tích và chứng minh về chuyện Học rất hay , chuẩn .
    KTD thăm và chúc anh Mẫn luôn vui vẻ , hạnh phúc nhé. Thân mến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em, chúc em buổi chiều nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  67. Bài viết hay và sâu sắc lắm. Nói chung việc "HOC" nó gắn liền với tất cả mọi người, tất cả mọi thời đại. Và "Sự học thì thời nào cũng cần thiết và cao quý" Vì vây cổ nhân ta mới có câu "HỌC_HỌC NỮA_HỌC MÃI".
    Chiều nhìu niềm vui, an lành hạnh phúc nha.

    Trả lờiXóa
  68. Học, k bao giờ là đủ, a nhỉ? Chúc a luôn thành công trong cs, a nhé!

    Trả lờiXóa
  69. Em sang học ké với anh nè! :)

    Trả lờiXóa
  70. "Thật tội nghiệp cho nhiều công nhân, sinh viên từ các tỉnh về những thành phố lớn để đi làm và học hành, họ bắt chước, rập khuôn lối sống vô văn hóa của một số dân thành thị, cộng với kiểu lai căng du nhập từ nước ngoài để gọi là hoà nhập “ta cũng như ai”. Họ tự chối bỏ bản thân để che lấp cái thân phận “dân quê làm vườn” của mình. Họ đâu hiểu rằng con người Việt Nam chẳng có ai là quý tộc thượng lưu cả, tất cả đều xuất thân từ chân lấm tay bùn mà ra. Khi cha mẹ tới thăm thì họ che dấu vì sợ người ta nhìn thấy gia đình mình quê mùa. Và lúc về quê thì họ giảng cho anh em, cha mẹ những bài học khôn về thời đại, bằng những mánh khoé và những phương tiện hưởng thụ, nhưng họ không hiểu thế nào là người có văn hóa, văn minh cả"

    TẤT CẢ NHỮNG GÌ ANH VIẾT ĐỀU LÀ NỖI ĐAU CỦA NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM CÓ LƯƠNG TRI HÔM NAY! CÁM ƠN ANH VỀ BÀI VIẾT QUÝ GIÁ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui có người đồng cảm với mình, chúc anh luôn an vui hạnh phúc.

      Xóa
  71. Ngày nghỉ ,em tranh thủ chạy sang thăm anh và đọc những bài viết rất hay và rất đáng suy gẫm .
    chúc anh luôn vui ,khoẻ nè .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em nhé, anh chúc em mãi an vui hạnh phúc nhé.

      Xóa