Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

YÊU VÀ GHÉT




Hầu như trên  đời này bất cứ ai cũng đều có hai tâm trạng này, từ những đứa bé mới sinh ra cho đến kẻ tuổi đã già, từ dân thường cho đến vua quan hay người tu hành không ai tránh khỏi tâm trạng ghét, thương.
Ghét và thương như một định luật giữa người với người, thậm chí nếu sống một mình giửa rừng sâu hay biển cả và không có cơ hội giao tiếp với xã hội  thì cũngcó  ghét hay thương… .
Về mặt tâm lý thì đây là cảm xúc tự nhiên của loài người nhưng cảm xúc ấy không có phạm trù đúng hay sai, có người ghét ai, thương ai không cần quan tâm là người bị ghét, thương đó có làm gì cho họ ghét hay thương, mà người ta có thể ghét ai đó chỉ đơn giản là vì họ không giống ý với mình, không đồng quan điểm sống với mình, thấy họ đẹp hơn mình, giàu có hơn mình, làm được những việc mà bản thân mình không thể làm được. Những người có một tâm hồn  cao thượng sống biết lo cho gia đình, biết yêu thương chia sẻ với cộng đồng, họ không bao giờ ghét ai một cách tùy tiện. Cái ghét của họ cũng biểu lộ nên tính cách con người có nghĩa khí, cái ghét của họ đều có sự cân nhắc kỷ lưởng vì họ thể hiện quan điểm rạch ròi, trong sáng trong việc ghét hay thương ai đó. Cái ghét đó là cái ghét chung cho toàn xã hội, cái ghét đó ai cũng phải đồng tình, thí dụ như: Ghét việc tầm phào,ăn chơi trụy lạc. Tranh giành quyền lực, muốn ngôi bá chủ, chia phe, kết vây cánh,  quan tham nhũng, cửa quyền hóng hách, kiêu ngạo.(Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)
Ghét và thương tuy là hai tình cảm trái ngược nhau của một con người, nhưng nó có một điểm chung đó chính là những cảm xúc ở tận đáy tâm hồn. Khi ghét ai đến mức độ căm thù người ta có thể tìm cách giết chết người đó, cũng như khi thương ai người ta cũng có thể hy sinh tất cả, có khi dám chết gì người đó, thí dụ như: tình cảm người thân trong gia đình, trong tình thương (yêu), Tuy nhiên ghét và thương trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta còn thể hiện rất nhiều không thể kê hết ra đây, Ghét cái xấu cũng đồng nghĩa với việc yêu cái tốt. Đó là cái lẽ ghét thương ở đời.
Trong phạm trù xã hội, theo lối thông thường, “thẳng mực tàu đau lòng gỗ”, hoặc “trung ngôn nghịch nhĩ”. Đương nhiên, nó ngược lại với câu nói cũng rất thông thường “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Yêu thương hết mực hay căm ghét vô cùng cũng phải “đúng người đúng tội”. Không ghét ai một cách vô lý.
Khi thương hay ghét ai thì trong tâm trí mình lúc nào cũng có hình bóng người đó ngự trị, bởi vì mình luôn phải suy nghĩ về họ, họ làm mình mất ăn mất ngủ, khổ đau, công việc bỏ bê, nếu mang nặng lâu ngày có thể mình sẽ biến thành một người khác hoàn toàn như: cáu gắt, nóng nảy, hoặc trầm tư… điên loạn
Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh của thế kỷ 21, hãy xử sự với nhau như người văn minh, đâu đó rỏ ràng, quan minh chính đại… Ghét ai thương ai cũng vậy.
Tục ngữ ca dao Việt Nam không có nói riêng về ghét. Chỉ có một số câu nêu cả thương/ghét, như phản ảnh hai mặt phải và trái, phản ảnh tâm lý con người một cách  sâu sắc.
Thương người người lại thương ta
Ghét người người lại hoá ra ghét mình.
Có thể nói là ai cũng ý thức rõ điều đó, nhưng ai cũng bị chi phối bởi phản ứng gần như tự nhiên, khi thương dồn hết cảm tình cho đối tượng, nhìn thấy điểm nào cũng tốt đẹp, khi ghét thì đổ hết ác ý và nhìn thấy chỗ nào cũng đáng chê trách.
Thương người như thể thương thân
Ghét người như thể đổ phân cho người
Thương và ghét kéo theo ảnh hưởng trực tiếp tới những người khác: và cũng như minh chứng cho tình cảm  của mình qua tình thương với những người thân quen của người mình thương yêu.
 Khi thương thương hết cả nhà
Khi ghét ghét hết cả bà cả con;
Thương nhau thương cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Hay thay đổi cách nhìn của mình , quan điểm nhìn nhận về cuộc đời
Thương nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo
Thương và ghét thường thể hiện qua cử chỉ, hành động, dù nhỏ vẫn dễ dàng nhận thấy:
Hồi thương đụng đâu nhắc đó, hồi ghét bỏ xó không nhìn
Hồi thương đụng đâu khen đó, hồi ghét nói bỏ chó không thèm( có nơi nói là bỏ xó)
Khi ghét, giao tiếp với nhau hay với bà con họ hàng người kia không còn mặn nồng, không còn tràn đầy như khi còn thương nhau và như bài toán tôi học hồi còn nhỏ đã nói lên điều đó.
Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Vừa thương vừa ghét bảy hai
Cau thời mười quả mấy người ghét thương?
Khi ghét, còn tỏ ra ích kỷ, nhỏ nhen:
Hồi thương quạt giấy cũng cho
Hồi ghét quạt mo cũng đòi
Trong cuộc sống của mỗi người có lẽ không bao giờ mình  luôn luôn gặp được nhũng điều may mắn mà có thể mình gặp một chút trắc trở khó khăn. Thậm chí trong mỗi con người tồn tại một kẻ thù, thứ mình ghét nhất. Nó có thể là một người, một việc, một hiện tượng hay tất cả chúng mình đều ghét. Vậy  thì tại sao mình ghét chúng? Tất cả chúng đều không làm gì mình? Và có lẽ mọi người đều thích chúng thế thì tại sao mình lại ghét? Tìm hiểu rõ vấn đề này, mình đã rút ra được nhiều thứ cho mình và cho người khác nữa.

1 nhận xét:

  1. Chào chị Mẫn - "Bà hàng dưa lê"!
    Chị cho tôi gọi chị như vậy bởi Blog của chị có tên: NHIỀU CHUYÊN. Tuy nhiên nó chỉ là tương đối bởi có trăm đường nhiều chuyện, nghìn loại chuyện, vạn cách kể chuyện... rồi còn cả nội dung chuyện nữa chứ.
    Tôi lướt một lượt và dừng lại ở bài: YÊU VÀ GHÉT nó vì nó trùng tên với một bài thơ của tôi.
    Bài chị viết hay, nói được nhiều thứ... và khá sâu, mỗi chương đoạn có thể là một đề tài cho một bài viết khác, bài thơ, truyện ngăn...
    Lần đầu làm quen tôi tôi đã nói nhiều chắc rằng tôi cũng thuộc diện LẮM CHUYỆN đấy chị nhỉ.
    À ảnh đầu trang của chị chắc là ảnh thời con gái và ảnh hiện tại. Thú thực tôi thấy quen quen nên mới hỏi thế thôi chị nhé.
    Xin dừng ở đây chúc chị và đại gia đình chị mạnh khỏe, hạnh phúc.

    Trả lờiXóa