Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác.Không hạ mình cho trước những tiền tài hay danh vọng.
Xưa nay, trong các gia đình sống có nền nếp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”... Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: “Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám”.
Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; Nhặt được của rơi, trả lại người mất, ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; không buôn gian bán lậu, không tăng giá vô tội vạ để bóp hầu bóp cổ đồng bào của mình... Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.
- Tự trọng là một đặc điểm tâm lí nổi bật trong tính cách của con người . Đó là việc tự ý thức về bản thân, không bao giờ bị khuất phục trước cường quyền bạo lực (uy vủ bất năng khuất) . Đó là lòng tự nhủ không để người khác coi thường mình dẫu lâm vào mọi hoàn cảnh khó khăn, cực nhục.
Lòng tự trọng khiến ông cha ta xưa luôn giữ được phẩm cách, biết coi thường mọi “bả” vinh hoa phú quý, không cam tâm làm những điều hèn hạ, bất lương, chỉ cốt mưu cầu lợi ích riêng. Ta từng thấy triều đại phong kiến nào cũng có những ông quan liêm chính, sẵn sàng lui về ở ẩn, quay lưng, bất hợp tác khi thấy tập đoàn thống trị thối nát, nhiễu nhương luôn chà đạp lên người dân lương thiện. Lui về chốn điền viên (giống như ngày nay gọi là về hưu hoặc nghỉ chế độ…), tức là khước từ danh, lợi, quyền, thế nhưng bảo toàn được danh dự. Không đồng lõa với triều đình tha hoá, những vị quan này phải có lòng tự trọng rất cao, nên đã được thiên hạ nể phục mà Nguyễn Trãi là một đại thần tiêu biểu nhất. Người ta nói vị danh nhân văn hoá này là kết tinh những phẩm chất truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt, trong đó có điểm nổi bật là lòng tự trọng. Tại khắp các làng quê Việt Nam xưa luôn có những ông đồ (người có học, giỏi chữ, làm nghề dạy học) đã khước từ mọi sự mời mọc hợp tác của đám hào lý địa phương mà chỉ sống bằng nghề gõ đầu trẻ. Họ hành xử vậy, tuy cuộc sống có đạm bạc nhưng bảo toàn được nhân cách, được sống thanh thản giữa tình cảm quý trọng của bà con làng xóm. Đó chính là vì lòng tự trọng .
Tuy nhiên, chớ lầm lẫn tự trọng và tự ái. Tự trọng thì đáng duy trì, phát huy như đã nói. Nhưng tự ái là một tính dở, khiến con người ta luôn bảo thủ, chỉ thấy mình mà không thấy người, dễ trở nên ích kỷ, không có khả năng tự hoàn thiện để tiến bộ trong cuộc sống. Tiếc rằng trong xã hội vẫn còn không ít người có lòng tự ái cao, đã hạn chế nhiều những thành công có thể đóng góp được cho xã hội.
À, HÔM NAY SANG NHÀ BẠN MÌNH ĐẸP THẾ
Trả lờiXóaPHUSA THÍCH CÂU NÓI NÀY CỦA BẠN
"Nhưng tự ái là một tính dở, khiến con người ta luôn bảo thủ, chỉ thấy mình mà không thấy người, dễ trở nên ích kỷ, không có khả năng tự hoàn thiện để tiến bộ trong cuộc sống. Tiếc rằng trong xã hội vẫn còn không ít người có lòng tự ái cao, đã hạn chế nhiều những thành công có thể đóng góp được cho xã hội"
tự trọng và tự ái rất gần nhau khiến ta dể lầm lẩn bạn ạ, và có chổ dể nhận ra nhất là tự trọng không kèm theo ích kỷ bao giờ. cám ơn bạn chắc lọc ý mình.
Xóahình như mình gặp hiền triết ở đây , Người viết cũng hay và cao siêu, người comment cũng Chiết ný thế này !
Trả lờiXóacám ơn bạn ghé thăm và có nhận xét về bài viết của mình,mình chỉ nhiều chuyện thôi bạn ạ,chứ không phải "hiền triết" gì đâu.
XóaTiếc rằng xã hội hôm nay ít người có lòng tự trọng cao như các thầy đồ hay quan thanh liêm như ngày xưa....
Trả lờiXóaChúc Bạn ngày đầu năm mới an bình và vui vẻ
bạn ơi, ít chứ phải đâu là không có,vẩn còn đó Josep Ngô Quang Kiệt, GM Hoàng Đức Oanh, GS Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A, cụ Lê Hiền Đức. v.v. Cám ơn bạn ghé thăm và chúc năm mới.
XóaCó phải Tự ái thường sinh Tự ti, tự tị sinh Tự kỷ, tự kỷ dễ dẫn đến tự tử phải không bạn Tư Gia...
Trả lờiXóaBài này hay cám ơn bạn..
vâng bạn nói chí phải đấy.
XóaChào Chị. Sáng nay em mới qua nhà chị lần đầu. Và em thật sự vui vì thêm một ngôi nhà blog đầy cái để em học hỏi.
Trả lờiXóaĐúng là lòng tự trọng rất cần cho mỗi cá nhân du lớn hay nhỏ. tự trọng để biết suy nghĩ và hành động, để sống cho xứng đáng hơn. Còn tự ái thì...nông nổi quá. Em cũng hay tự ái, đôi khi ai phê bình gì thì...giận. Sau đó thấy mình sai, thì lại...hì hì làm hòa. Con nít quá chị há !
chúc chị và gia đình một ngày mới vui vẻ, chị nhé !
mổi người là một vủ trụ kỳ bí, không ai giống ai cả ,chúc em vui mãi mãi.
Trả lờiXóa