Có một hành động nhân văn khiến chúng ta ấm lòng và tin tưởng…
Giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, ai nấy đều mải mê hối hả với công việc mưu sinh riêng mình. Những tiếng cãi vã, trách móc,… lẫn trong âm thanh ồn ào náo nhiệt xuất hiện khắp nơi. Thế nhưng không ít lần, chúng ta vẫn được chứng kiến những hành động đẹp như trong cổ tích vậy.
Sáng ngày hôm qua (27/02/21) ngay đầu đường dale gần cầu simonaire
Ông Bảy Nghé chạy chiếc xe ba gác máy. Đến đoạn ôm cua, xe mất lái, mất thắng…, ông ủi vô phía sau một chiếc xe hơi. Và người lái xe ba gác bị hất mạnh về phía sau, ngã lăn xuống đường…
Lỗi rõ ràng do xe ba gác máy mất thắng. Vì xe hơi vẫn chạy bình thường chứ không dừng đột ngột.
Tôi dừng lại giúp đỡ người chạy ba gác dậy và giật mình khi nhìn thấy đèn của chiếc xe hơi trị giá hơn 4 tỉ đồng đã vỡ. Tôi bắt đầu lo cho người chạy ba gác.
Nhưng rồi tôi tạm gác lại chuyện đó khi thấy máu từ trên cánh tay của người lái xe ba gác bắt đầu chảy. Có vật gì đó cắt vào nên máu từ cánh tay anh chảy rất nhiều.
Tôi loay hoay tìm trong túi xem có gì để quấn lại cầm máu cho anh. Tự dưng thấy mình bao đồng, nhưng trong hoàn cảnh này, tự mình an ủi mình… giúp người mà!
Thế rồi, một người đàn ông từ trên xe hơi mở cửa bước xuống. Tôi hồi hộp chưa đoán được chuyện gì sẽ xảy ra lúc này.
Tôi nghĩ với thu nhập của một người lái xe ba gác máy thì bóng đèn xe hơi kia chắc phải mất tiền của cả tháng trời dành dụm. Tôi bắt đầu hồi hộp và xót xa cho anh!
Người đàn ông tiến lại gần, bắt đầu ngồi xuống chỗ tôi và người lái xe ba gác đang loay hoay.
Ông ta hỏi:
“Anh có bị làm sao không, có cần đi bệnh viện không? Sao anh bất cẩn vậy? Đưa tay tui xem nào!” – người đàn ông cầm cánh tay bị thương của tài xế xe ba gác và dùng luôn cái khăn trong túi áo ông ấy để quấn lại.
“Dạ tui… tui… không sao, tui cám ơn anh “– với vẻ khổ sở và sợ sệt, anh lái xe ba gác đáp lời.
Tôi chưa hết hồi hộp thì tài xế của người đàn ông sang trọng bước xuống xe, nói to:
“Chú Hai, bóng đèn xe bị bể rồi chú Hai!”
Người đàn ông trả lời:
“Bể thì sửa, chút đem về trung tâm cho nó làm lại!”
Ông ta không quan tâm đến cái bóng đèn xe đã bị bể, mà vẫn cố buộc lại vết thương cho anh lái xe ba gác.
Tui thấy anh ấy nhét vào trong túi áo của anh lái xe ba gác ít tiền gì đó rồi nói: “Làm ăn cẩn thận chú ạ. May là gặp tui, không là công toi rồi. Chút về coi ghé trạm xá nào đó cho nó băng bó vết thương. Bảo trọng nghen…”.
Nói xong ông lên xe rời đi với chiếc xe bị bể mất một bóng đèn. Tôi tần ngần nhìn theo chỉ kịp thấy chiếc xe mang biển số Sài Gòn.
Cảm giác của tôi lẫn lộn. Tôi vẫn chưa hết sợ. Và tôi vẫn chưa tin vào những điều vừa chứng kiến. Trong tôi vẫn còn một chút của cái tưởng tượng ích kỷ thoáng qua lúc người đàn ông kia bước từ trên xe hơi xuống.
Tôi tự trách mình bởi đã tưởng tượng ra khung cảnh hầu hết của các vụ va quẹt mà tôi từng chứng kiến. Thế mà hôm nay, chuyện ‘cổ tích’ lại xuất hiện trước mắt mình.
Người ta có cả trăm, cả nghìn cách ứng xử với nhau, nhưng chỉ có một thứ để hiểu nhau, đó là tình người.
Đứng giữa quan sát vai vế, địa vị của hai người đàn ông, tôi đã không còn nhìn thấy sự khác biệt giàu nghèo. Lúc đó chỉ có tình yêu thương, thông cảm.
Tôi chợt cảm thấy ở đâu cũng đẹp, những con người đẹp, nắng đẹp, và mình cũng đẹp nữa!
NHIỀU CHUYỆN
Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021
Hãy biết chấp nhận sự bất toàn là một phần tất yếu của con người.
Con người chúng ta ai cũng bị ám ảnh bởi ý nghĩ “Ta phải hoàn hảo”. Có lẽ chính những suy nghĩ này đã khiến cho chúng ta không ít lần phải rên lên”Đời là bể khổ”. Ta luôn đấu tranh với bản thân để ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng là “nhân” thì “vô thập toàn”. Khi phạm sai lầm ta bị dằn vặt, lo sợ không còn được tôn trọng, tin tưởng. Sai lầm chỉ hữu ích khi nó khuyến khích ta tiến lên, ngược lại nó sẽ làm tê liệt con người với mặc cảm mình thật vô dụng, bất tài.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa,có một vòng tròn. Vòng tròn ta rất tự hào về thân hình của mình, tròn một cách hoàn hảo đến từng milimét. Thế nhưng, một sáng nọ thức dậy, nó bỗng thấy mình mất một góc lớn hình tam giác.
Buồn bực, vòng tròn tìm mảnh vỡ hình tam giác bị mất. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm chạp. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường. Nó tâm tình cùng sâu bọ. Nó tận hưởng ánh sáng mặt trời ấm áp. Vòng tròn tìm được nhiều mảnh vỡ nhưng chẳng mảnh nào vừa cả. Nó lại tiếp tục tìm kiếm. Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít. Nó sướng đến run người. Giờ đây nó lại hoàn hảo như xưa. Nó ghép mảnh vỡ kia vào rồi lăn đi. Nhưng, ơ kìa! Sao nó lăn nhanh đến thế ! Nhanh đến nỗi các bông hoa nhòe đi trong mắt nó, tiếng chuyện trò thì bạt đi trong gió. Vòng tròn nhận ra thế giới xung quanh nó trở nên khác hẳn khi nó lăn quá nhanh. Nó bèn dừng lại,đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi!
Bài học cái vòng tròn tặng tất cả chúng ta là: Thật kỳ lạ khi con người ta mất đi một cái gì đó lại thấy mình hoàn hảo. Một người có tất cả mọi thứ trên đời lại là kẻ nghèo túng. Bạn sẽ không biết thế nào là ước mơ, là hy vọng, là nuôi dưỡng vì một ngày mai tốt đẹp hơn. Bạn sẽ không bao giờ biết cảm giác sung sướng khi có ai đó yêu thương bạn và cho bạn cái bạn tha thiết mong muốn!
Cuộc sống không phải là cái bẫy để chờ chúng ta sa vào rồi kết tội. Cuộc sống có chút gì đó như mùa bóng, khi đội mạnh nhất cũng có thể bị thua và đội yếu nhất cũng có những giây phút huy hoàng. Mục đích của chúng ta là thắng nhiều hơn bại.
Hãy biết chấp nhận sự bất toàn là một phần tất yếu của con người. Nếu ta đủ dũng cảm để yêu thương, đủ sức mạnh để để tha thứ, đủ hào phóng để chia sẻ hạnh phúc cho kẻ khác, đủ thông minh để hiểu rằng tình yêu thương luôn bao bọc chúng ta. Khi ấy ta đã đạt đến sự toàn mỹ mà nhiều người chỉ dám mơ ước!
Con người chúng ta ai cũng bị ám ảnh bởi ý nghĩ “Ta phải hoàn hảo”. Có lẽ chính những suy nghĩ này đã khiến cho chúng ta không ít lần phải rên lên”Đời là bể khổ”. Ta luôn đấu tranh với bản thân để ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng là “nhân” thì “vô thập toàn”. Khi phạm sai lầm ta bị dằn vặt, lo sợ không còn được tôn trọng, tin tưởng. Sai lầm chỉ hữu ích khi nó khuyến khích ta tiến lên, ngược lại nó sẽ làm tê liệt con người với mặc cảm mình thật vô dụng, bất tài.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa,có một vòng tròn. Vòng tròn ta rất tự hào về thân hình của mình, tròn một cách hoàn hảo đến từng milimét. Thế nhưng, một sáng nọ thức dậy, nó bỗng thấy mình mất một góc lớn hình tam giác.
Buồn bực, vòng tròn tìm mảnh vỡ hình tam giác bị mất. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm chạp. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường. Nó tâm tình cùng sâu bọ. Nó tận hưởng ánh sáng mặt trời ấm áp. Vòng tròn tìm được nhiều mảnh vỡ nhưng chẳng mảnh nào vừa cả. Nó lại tiếp tục tìm kiếm. Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít. Nó sướng đến run người. Giờ đây nó lại hoàn hảo như xưa. Nó ghép mảnh vỡ kia vào rồi lăn đi. Nhưng, ơ kìa! Sao nó lăn nhanh đến thế ! Nhanh đến nỗi các bông hoa nhòe đi trong mắt nó, tiếng chuyện trò thì bạt đi trong gió. Vòng tròn nhận ra thế giới xung quanh nó trở nên khác hẳn khi nó lăn quá nhanh. Nó bèn dừng lại,đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi!
Bài học cái vòng tròn tặng tất cả chúng ta là: Thật kỳ lạ khi con người ta mất đi một cái gì đó lại thấy mình hoàn hảo. Một người có tất cả mọi thứ trên đời lại là kẻ nghèo túng. Bạn sẽ không biết thế nào là ước mơ, là hy vọng, là nuôi dưỡng vì một ngày mai tốt đẹp hơn. Bạn sẽ không bao giờ biết cảm giác sung sướng khi có ai đó yêu thương bạn và cho bạn cái bạn tha thiết mong muốn!
Cuộc sống không phải là cái bẫy để chờ chúng ta sa vào rồi kết tội. Cuộc sống có chút gì đó như mùa bóng, khi đội mạnh nhất cũng có thể bị thua và đội yếu nhất cũng có những giây phút huy hoàng. Mục đích của chúng ta là thắng nhiều hơn bại.
Hãy biết chấp nhận sự bất toàn là một phần tất yếu của con người. Nếu ta đủ dũng cảm để yêu thương, đủ sức mạnh để để tha thứ, đủ hào phóng để chia sẻ hạnh phúc cho kẻ khác, đủ thông minh để hiểu rằng tình yêu thương luôn bao bọc chúng ta. Khi ấy ta đã đạt đến sự toàn mỹ mà nhiều người chỉ dám mơ ước!
Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021
Nhân dịp mừng lể thánh gia mình nghĩ Hài Nhi Giêsu và gia đình của Ngài đã bị buộc phải di tản bởi sắc lệnh của chính phủ thời đó và là những người tị nạn chạy trốn khỏi một nhà cầm quyền bạo ngược và gian ác.
Vấn đề chung và nghiêm trọng nhất của thời đại chúng ta đó chính là tình trạng di cư cưỡng bức của các dân tộc trên khắp biên giới các quốc gia và các vùng khí hậu. Đàn ông cũng như đàn bà chưa từng bao giờ phải di chuyển nhiều đến như thế kể từ khi Ápraham lùa đàn gia súc qua khắp Tây Á, nhưng đây quả là một thời đại khi mà chúng ta chứng kiến cảnh hàng ngàn người chạy trốn cảnh chiến tranh và đàn áp, và rời khỏi sự an toàn nơi tổ ấm của mình để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, an toàn hơn.
Người tị nạn chính là một biểu tượng của thời đại chúng ta.
Không chỉ người tị nạn, những người di cư cũng vậy. Họ thực sự là hai mặt của cùng một đồng tiền: những người di cư về kinh tế và những người tị nạn về chính trị, và hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều có kinh nghiệm về hai phạm trù này. Những người di cư mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn, thịnh vượng hơn; còn những người tị nạn chỉ mong muốn được sống trong hòa bình và an ninh. Ấn Độ chắc chắn có kinh nghiệm về cả hai lĩnh vực này.
Nhiều người dân Ấn Độ ở hầu hết mọi cộng đồng đã tạo ra những tổ ấm tốt hơn cho mình ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Đông Nam Á, và với sự hăng hái mà họ được ghi nhận, họ đã phát triển thịnh vượng nơi những quê hương mới của họ.
Nhưng Ấn Độ cũng đã rộng mở không gian của chính họ cho những người tị nạn thuộc mọi quốc gia và mọi tín ngưỡng: từ các tín đồ Hỏa giáo (Zoroastrian) chạy trốn khỏi cuộc đàn áp tại vùng đất Iran bản địa của họ vào thế kỷ thứ 8, cho đến những người Sindhi, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal vào thế kỷ 20.
Giáng Sinh chính là thời điểm để tưởng nhớ, để suy tư về sự lênh đênh sống cảnh nay đây mai đó của nhiều người.
Người ta có thể không ngay lập tức liên kết sự kiện Lễ Giáng Sinh với những người tị nạn, nhưng khi đọc kỹ hơn các câu chuyện Tin Mừng thì chúng ta không thể phủ nhận thực tế này. Cha mẹ của Chúa Giêsu đã bị buộc phải “di tản” bởi sắc lệnh của chính phủ thời đó để rồi đứa con đầu lòng của họ phải sinh ra nơi một thị trấn xa lạ trong hoàn cảnh đầy bất tiện và bi đát. Một câu chuyện Giáng Sinh khác đó chính là Hài Nhi Giêsu và cha mẹ đã phải “chạy trốn sang Ai Cập vào ban đêm” để thoát khỏi kế hoạch giết hại của một kẻ thống trị gian ác.
Đấng Cứu Thế đã trở thành con người hoàn toàn qua Mầu Nhiệm Nhập Thể , do đó Ngài chia sẻ thân phận của hàng triệu người chứ không phải kiểm soát cuộc sống của họ.
ĐTC Phanxicô đã gọi Giáo hội là “một bệnh viện dã chiến” và đồng thời mời gọi các tín hữu Công giáo cảm thông với hoàn cảnh của những người bị tổn thương và đau khổ. Trong những tháng gần đây, Ngài đã kêu gọi châu Âu và phương Tây rộng mở biên giới của họ cho những người thuộc các nền văn hóa và tín ngưỡng khác. Đây chính là một công việc bao gồm việc phục hồi chức năng thông qua vấn đề nhà ở, giáo dục và đào tạo; cũng như việc tư vấn cho những người bị ảnh hưởng bởi những sự tổn thương của chiến tranh, sự đàn áp; và việc hỗ trợ trong vấn đề di cư, cũng như sự ủng hộ.
Vấn đề tôi đang đề cập đó chính là tất cả các công việc chân chính vì hòa bình và sự phát triển của các con nguời đều đầy những rủi ro. Công việc chữa lành và hòa giải những mảnh đời tan vỡ quả là không hề dễ dàng. Và để nhận ra dung mạo của Hài Nhi Giêsu nơi những mảnh đời bất hạnh của trẻ em trên toàn cầu thậm chí còn khó hơn nhiều.
Giáng Sinh chính là một dịp lễ của sự vui mừng hân hoan và là mùa lễ hội mà không ai phủ nhận. Ký ức về Lễ Giáng sinh đầy những hoạt động nhộn nhịp vui tươi khiến ai ai cũng phấn khởi: Thánh lễ nửa đêm và những bài Thánh Ca, sự đoàn tụ gia đình, cùng nhau chia sẻ trong các bữa tiệc Giáng sinh, những trò chơi và những món quà xung quanh cây thông Giáng sinh. Hài Nhi Giêsu trông thật dễ thương, đáng yêu và rạng rỡ. Giáng sinh thực sự là một lễ hội ánh sáng.
Tất cả điều này đều đúng đắn và thích hợp, bởi vì dịp lễ này chính là lời nhắc nhở để dành thời gian cùng nhau mừng lễ. Giáng Sinh kế đến quả là kỳ nghỉ tuyệt vời.
Thế nhưng, còn có một khía cạnh khác của Lễ Giáng Sinh, phần lớn về những câu chuyện thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Chúng không nói về những sự vui mừng hân hoan, mà nói về “sự liên đới”, một từ giàu ý nghĩa trong thời đại ngày nay.
Sự ra đời và thời thơ ấu của Chúa Giêsu nối kết Ngài với những người đàn ông và phụ nữ là nạn nhân của lịch sử ở khắp mọi nơi. Trong nhân tính của Ngài, Chúa Giêsu ở trong trạng thái liên h đới với họ, và chúng ta cũng vậy. Chính vì điều này, chúng ta học cách “cùng đồng hành” với những người như vậy, để rồi hiện diện cùng với họ, không tách biệt họ.
Đây chính là cách thức chúng ta mang lại “bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.,
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020
Mừng Lể Giáng Sinh
Trong cái giá lạnh buốt người năm nay, kỷ niệm hơn hai ngàn năm trước đấng cứu độ đã sinh ra trong cô đơn cùng cực, trong cảnh khó nghèo để làm cái giá chuộc tội muôn dân. Mình kính chúc mọi người một mùa giáng sinh ấm áp an vui và hạnh phúc.
Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020
Giữa biển đời chao đảo với bao sự kiện, hiệu trưởng thì ép học sinh đóng tiền học thêm trong khi giáo viên nhận tiền lương để dạy học sinh hết chương trình. Một chuyện phi lý có tổ chức. Nhà nước thu tiền thuế xe rồi còn thú thêm phí cầu đường đáng ra phải lo đường cho dân đi này thu thêm phí cao tốc, trường đại học xây dựng miền tây chiêu sinh với lời hứa chỉ cần có mặt lúc thì thôi là có bằng chứ khỏi học, trường thcs long hưng B nói với tôi là con em khỏi đi học cũng được lên lớp miển đóng đủ học phí và các khoãn thu khác. Một vấn đề nhức nhối. Thật là một bọn không có lương tâm.
Lương tâm là vấn đề sống còn của nhân loại. Chúng ta có thể khẳng định rằng: lương tâm còn, thì đời sống xã hội và các mối quan hệ giữa người với người còn tốt đẹp. Trái lại, khi lương tâm đã bị bóp nghẹt hoặc bị chối bỏ, đời sống xã hội bị xáo trộn tận gốc rễ và chết dần chết mòn.
Trước tiên, vấn đề lương tâm là cốt lõi cho việc xây dựng nhân cách con người.
Bất kỳ ai cũng đều đồng ý rằng một người trung thực, ngay thẳng, là một người có tư cách và được mọi người kính trọng. Một người sống quảng đại, xử sự theo lương tâm, theo lẽ phải, thì được người đời yêu mến. Trái lại, không ai nể phục một người thích ép cong thành thẳng, nói đen thành trắng. Không ai muốn kết thân với kẻ hay nói xấu người khác, nói tục, chửi bậy hoặc cư xử thô lỗ. Không ai ca tụng người lười biếng, trốn tránh công việc, hoặc khi làm hư hỏng thì che giấu. Không ai kính phục một ông chủ thiếu sòng phẳng trong việc trả lương cho nhân viên. Nói chung, Người đời tin tưởng những người có tư cách, nghĩa là biết sống theo lương tri, theo lẽ phải.
Nhìn vào thực trạng của đất nước chúng ta, bất cứ ai có chút thao thức về luân thường đạo lý lại không nhận ra sự chai lì của lương tâm của nhiều người hôm nay? Quả thật, cùng với trào lưu hưởng thụ và mất định hướng trong cuộc sống, nhiều người Việt Nam dường như đang chạy theo đồng tiền với châm ngôn “Có tiền là có tất cả”. Nhu cầu sinh sống và phát triển kéo theo nhhững hệ lụy khiến cho lương tâm con người bị chao đảo, nếu không muốn nói là lệch lạc và mất phương hướng. Không mất phương hướng sao khi mà thối nát và tham nhũng gắn liền với cuộc sống hằng ngày? Có tí chức tí quyền là người đòi ăn. Ngoài trường đời, người ta gian dối, lường gạt đã đành, mà ngay trong môi trường đào tạo giáo dục, những quay cóp cũng trở thành đương nhiên, nạn thi giùm, mua bằng cấp cũng là chuyện thường tình. Ngay cả nơi công đường là chốn mẫu mực dương cao cán cân công lý, một vị chánh án của Tòa Án nhân dân của một thành phố lại xử án dưới áp lực của những người có quyền chức, chỉ chọn giải pháp nào thuận lợi cho sự an nguy của bản thân mình, cho sự an toàn của chiếc ghế mình đang giữ . Một hiện tượng khác tiêu biểu cho thấy sự đánh mất lương tâm nơi xã hội chúng ta, đó là hiện tượng vô kỷ luật trong giao thông trên các tuyến đường và ngay trong các khu đông dân cư. Hễ thấy công an giao thông, thì ai cũng tuân hành luật lệ nghiêm túc; nhưng nếu thấy vắng bóng họ, thì mạnh ai nấy tranh thủ chạy bất kể tai nạn. Người ta coi thường công ích, coi thường những qui định liên quan tới lợi ích chung. Đó là một bằng chứng về lương tâm chai lì, vô trách nhiệm.
Hiện nay, vấn đề lương tâm đang gây nhiều nhức nhối cho những người có tầm nhìn xa và thao thức về tiền đồ của đất nước.Dù có tôn giáo hay không, người công dân có lương tâm ngay thẳng sẽ xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn.
Vấn đề lương tâm không chỉ là vấn đề của từng cá nhân, của xã hội, mà còn là vấn đề của cả nhân loại.
Qua những biến cố trên, người ta thấy rằng: không một sức mạnh nào có thể đè bẹp được tiếng nói của lương tâm phát ra từ nội tâm sâu kín của lòng người. Lương tâm con người đòi buộc nó phải chống lại tất cả mọi thứ bất công mà nó là nạn nhân.
Nhìn vào cục diện thế giới, chúng ta thấy rằng: nơi đâu lương tâm ngay thẳng càng thắng thế, thì cá nhân và cộng đồng càng tránh được độc đoán, mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý.
Vấn đề lương tâm không phải chỉ là vấn đề thuần túy luân lý, mà là vấn đề nền tảng của mọi vấn đề.
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020
Một sự công bằng của Chúa ban cho loài người, công bằng mà chỉ có ngài mới nghĩ ra.
Trên thế gian nầy có khoãn 7 tỷ người thì có chừng ấy cuộc sống khác nhau, chừng ấy hoàn cảnh khác nhau và nếu con người có sinh sản thêm bao nhiêu nửa thì cũng sẽ có bao nhiêu cuộc đời khác nhau nửa để ban cho.
Vì thế mình đừng bận tâm về đời nầy của mình, đừng so đo tính toán, chẵn thèm bươn chãi lo toan vì cuộc đời mình hoàn toàn khác với người kia.
Đừng nói " tại sao tôi bệnh, tại sao tôi nghèo, trong khi người khác thì luôn mạnh khoẻ, luôn giàu sang....."
Mục đich cuộc sống nầy là vui tươi và hạnh phúc thì tại sao mình lại không tìm tới, tại sao mình không hưởng thụ mà cứ nhận cái khổ, cái đau cho mình. Cuộc sống nầy mỗi người mỗi khác, ngày nầy mỗi ngày mỗi khác.
Vua thì sợ chống đối, quan thì sợ mất chức, sợ đảo chánh, sợ ám sát chớ có sướng gì đâu.
Ngày xưa có lần Ba tôi dạy tôi bàng một câu hỏi và tự trả lời là:
Đố con người ta đi xe hơi hằng ngày là đi đâu vậy? Và Ba tôi nói luôn là họ đi kiếm tiền đó con
Thật vậy, từ vua quan quyền quý cho đến cho đến kẻ ăn xin đều có cùng mục đich cho hành động của mình. Người giàu sang thì lo thất mùa, mất mác, thua lổ và khi thành công thì họ vui vẻ ra mặt. Kẻ cũng đinh thì lo thất nghiệp, lo thiếu ăn nhưng khi có việc làm, có cái ăn cái mặc là họ vui sướng lắm. Xét kỷ đi, người giàu lo lắng nhiều hơn mà cơ hội vui sướng ít hơn người nghèo.
Kinh thánh ghi rỏ : phúc cho ai có lòng nghèo khó vì nước trời là của họ.(có lòng nhé).
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
Giữa cơn đại dịch nầy có còn ai nghĩ đến những hàng không mẫu hạm to lớn mang theo những sự hủy diệt to lớn, lo sợ ông tổng thống Mỷ hay chủ tịch Tàu mà mọi người chỉ nháo nhào lo con virus corona nhỏ xíu đang dần lấy đi bao mạng người, bao tiền bạc và quan trọng hơn là cái thế giới còn lại sẽ ra sao khi người lớn thì sống tâm thần còn trẻ em thì tự kỷ.
Chiều hôm qua, lúc 18h thứ Sáu, 27.03.2020, (giờ Vatican bằng 00h 28-03-2020) Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành nghi thức ban phép lành Urbi et Orbi cho toàn thế giới trong cơn mưa chiều buồn bã của thành Rôma.
Tuy nhiên, chính trong khung cảnh có vẻ lạnh lẽo ấy, một “hình ảnh sống động” được trang Vaticannews ngay sau đó đưa bản tin với tiêu đề: “Il Crocifisso bagnato dalle lacrime del Cielo” – tạm dịch: THẬP GIÁ THẤM ĐẪM NƯỚC MẮT TRỜI CAO.
Phải chăng, Trời cao đã khóc?
Vâng, có lẽ thế!
– Trời cao đã khóc vì một thế giới đang khổ đau đối mặt với tai ương, dịch bệnh.
– Trời cao đã khóc cho một nhân loại đang oằn mình chiến đấu với hậu quả từ lỗi lầm của một ai đó, hay từ những bất toàn của thế gian này.
– Trời cao đã khóc như một lời đáp trả của Cha Nhân Từ với lời van xin thống thiết của người đứng đầu Dân Ngài là Đức Thánh Cha Phanxicô, và của hàng triệu tín hữu gần xa tham dự trực tuyến: “LẠY CHÚA, XIN HÃY THỨC DẬY”.
– Trời cao đã khóc như một lời nhắn nhủ của Đức Kitô với mọi người và từng người rằng: “CỨ YÊN TÂM, CÓ THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ” (x. Ga 6,20)
Vâng, Trời cao đã khóc!
– Nước mắt Trời cao hòa lẫn với nước mắt của những bệnh nhân vẫn đang gồng mình chống chọi tìm sự sống trong cô đơn, hay trong những khoảnh khắc hấp hối cuối đời, mà không có một cái nắm tay an ủi của người thân kề cạnh.
– Nước mắt Trời cao tuôn chảy cùng biết bao con người sắp mất đi người thân yêu, mà thậm chí không thể gặp gỡ lần cuối để nói một lời từ biệt.
– Nước mắt Trời cao chan hòa trên bờ mi đẫm lệ của những người còn ở lại, bất lực nhìn những chiếc xe quân đội chở quan tài người thân của mình đi chôn cất qua ống kính truyền hình, mà không thể chạm vào, tiễn đưa, đồng hành, đặt một nhành hoa hay thắp một ngọn nến từ biệt.
– Nước mắt Trời cao cảm thấu với hy sinh cao cả của biết bao con người, đang trực tiếp dấn thân chống chọi đại dịch; trong đó, không thể không nhắc đến những anh hùng đã tử nạn vì hy sinh phục vụ người khác: Linh mục người Ý Berardelli, – 72 tuổi đã chết vì nhường máy thở cho bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Bác sĩ trẻ Hadio Ali Khazatsin người Indonesia, về thăm nhà sau những ngày chăm sóc bệnh nhân Covid, chỉ dám đứng ở cổng nhìn vào nhà, ngắm hai con và người vợ mang bầu một chút, sau đó trở lại bệnh viện, rồi ra đi mãi mãi…
– Nước mắt Trời cao cảm thấu với hy sinh cao cả của biết bao con người, đang trực tiếp dấn thân chống chọi đại dịch; trong đó, không thể không nhắc đến những anh hùng đã tử nạn vì hy sinh phục vụ người khác: Linh mục người Ý Berardelli, – 72 tuổi đã chết vì nhường máy thở cho bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Bác sĩ trẻ Hadio Ali Khazatsin người Indonesia, về thăm nhà sau những ngày chăm sóc bệnh nhân Covid, chỉ dám đứng ở cổng nhìn vào nhà, ngắm hai con và người vợ mang bầu một chút, sau đó trở lại bệnh viện, rồi ra đi mãi mãi…
– Nước mắt Trời cao cũng đã hòa lẫn với nước mắt của các Kitô hữu trong Thánh lễ cuối cùng, trước khi lệnh tạm ngưng các Thánh lễ với đông người tham dự chính thức có hiệu lực.
– Nước mắt Trời cao cũng cuộn trào trong lòng các Linh mục khi cử hành Thánh lễ không còn giáo dân như một Linh mục chia sẻ: “Khi giang tay đọc: Chúa ở cùng anh chị em, không một lời thưa, chẳng một lời đáp… mà lòng muốn khóc!”
– Nước mắt Trời cao hẳn như đang muốn xóa nhòa nỗi lo sợ của biết bao con người: Lo sợ vì thấy những con số ca nhiễm, người chết cứ tăng dần đều trên màn ảnh; lo sợ vì nghe tiếng còi xe cấp cứu ngoài kia cứ khoảng năm mười phút lại ầm ĩ một lần; lo sợ vì không biết người mình đang giao tiếp có nhiễm bệnh hay không…
– Nước mắt Trời cao chắc chắn vẫn đang lặng lẽ chảy trong lòng chúng ta – những con người đang trăn trở về một điều gì đó: những người trẻ lo cho ông bà, ông bà lo cho các cháu, chính phủ lo cho công dân, người chủ gia đình lo về cái ăn cái mặc ngày mai không biết thế nào, các chủ doanh nghiệp lo không biết lấy gì để trả lương cho nhân viên, các mục tử lo cho phần thiêng liêng của các tâm hồn tín hữu khi mọi cử hành phụng vụ phải tạm dừng… Những ngày dài vô tận, những đêm dài thức trắng, những con đường trống vắng, những quảng trường, chợ búa, quán ăn tấp nập ngày nào nay không bóng người qua lại…; và, tất cả mơ về những điều bình thường của cuộc sống trước đây.
Vâng, ngày hôm qua,
THẬP GIÁ ĐÃ THẤM ĐẪM NƯỚC MẮT TRỜI CAO
Nước mắt từ Trời cao rơi xuống như hòa lẫn với dòng máu chảy ra từ cạnh sườn của Đấng vì yêu nên đã làm người.
Và điều đó chứng tỏ rằng:
– Dù thế nào, Chúa vẫn ở đó – nước mắt của Ngài hòa lẫn với nước mắt thống khổ của nhân loại này.
– Dù thế nào, Thập Giá đồi Calvê vẫn ở đó – lặng lẽ nhưng hiên ngang, âm thầm mà sống động, nhỏ bé nhưng vẫn đủ sức gánh đỡ những gánh nặng khổ đau của nhân loại này.
Vậy,
– Nếu một Thiên Chúa làm người đã tự nguyện vác lấy cây Thập Giá, để gánh đỡ những gánh nặng của ta… thì ta được khích lệ đón lấy những thập giá đời mình trong bình an.
– Và, nếu nước mắt từ Trời cao đã hòa lẫn với nước mắt thống khổ của nhân loại này, thì nếu có phải khóc, hãy cứ tiếp tục khóc, nhưng khóc trong niềm tin tưởng, và khóc với niềm hy vọng… tất cả rồi sẽ ổn thôi, vì “Cứ yên tâm, có Thầy đây, đừng sợ” (x. Ga 6,20)
Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020
Sưu tam
Sau biến cố 11-9-2001 tại Mỹ, con gái của một vị mục sư giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô ta như sau: “Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy?”
Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy:
“Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta.
“Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta.
“Ngài là người 'quân tử' nên đã lẳng lặng rút lui.
“Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?
“Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh vv., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý!!!
“Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: ‘Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình vv.’, và chúng ta cũng đã đồng ý!!!
“Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa.
“Thế rồi con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta bảo rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều mà chính thực tế gia đình ông ấy thất bại, và chúng ta cũng đồng ý luôn!
“Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng ta không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một thai nhi, một người thân hay chính mình.
“Có thể sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận: Chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy.
“Điều Kì Lạ... là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng, rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục.
“Điều Kì Lạ... là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói.
“Điều Kì Lạ... là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp.
“Điều Kì Lạ... là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì về bạn.
“Điều Kì Lạ… là chúng ta lại hay lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta, hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta. ./.
Sưu tàm
Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy:
“Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta.
“Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta.
“Ngài là người 'quân tử' nên đã lẳng lặng rút lui.
“Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?
“Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh vv., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý!!!
“Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: ‘Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình vv.’, và chúng ta cũng đã đồng ý!!!
“Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa.
“Thế rồi con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta bảo rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều mà chính thực tế gia đình ông ấy thất bại, và chúng ta cũng đồng ý luôn!
“Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng ta không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một thai nhi, một người thân hay chính mình.
“Có thể sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận: Chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy.
“Điều Kì Lạ... là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng, rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục.
“Điều Kì Lạ... là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói.
“Điều Kì Lạ... là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp.
“Điều Kì Lạ... là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì về bạn.
“Điều Kì Lạ… là chúng ta lại hay lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta, hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta. ./.
Sưu tàm
Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019
Từ lâu rồi tôi không tới nhà thờ (vì bệnh), hôm nay được bà soeur mời gọi "ông tư cứ đi lể đi, có ho thì chạy ra ngoài ho rồi trở vào chớ có sao đâu". Thế là mình mạnh dạn đi.
Và thấy những người còn đang dọn lể giáng sinh, họ làm cây thông lớn bên cạnh hàng đá, một cây thông rực rở hoa lá cành, môt hang đá tráng lệ huy hoàng và nhớ lại mấy ngày qua trên face book vô số hình ảnh về Noel, chẵng lẻ ngày xưa chúa sinh ra nơi hàng đá nguy nga như thế sao? Và chúng ta đi tìm ai, để làm gì. Sợ rằng không biết có Chúa nơi đó và nếu có thì chính chúng ta đến gặp Ngài để làm gì?
Và thấy những người còn đang dọn lể giáng sinh, họ làm cây thông lớn bên cạnh hàng đá, một cây thông rực rở hoa lá cành, môt hang đá tráng lệ huy hoàng và nhớ lại mấy ngày qua trên face book vô số hình ảnh về Noel, chẵng lẻ ngày xưa chúa sinh ra nơi hàng đá nguy nga như thế sao? Và chúng ta đi tìm ai, để làm gì. Sợ rằng không biết có Chúa nơi đó và nếu có thì chính chúng ta đến gặp Ngài để làm gì?
Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019
Đằng sau cái chết của 31 người ăn mừng đội tuyển bóng đá nam vô địch sea game, cái chết của những 39 thùng nhân VN tại Anh quốc, đằng sau cuộc tàn phá hang đá ở vườn rau lộc hưng và nhiều vụ cưởng chiếm khác nửa làm cho ta bàng hoàng như quên hẵn đi mùa vọng đang tới gần, một mùa đón chờ vua bình an đến.
Khi nhìn vào cuộc đời bể dâu, Nguyễn Du đã từng thốt lên lời thơ ai oán trong truyện Kiều:
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộcbể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Cuộc đời buồn nhiều hơn vui. Dòng đời nước mắt nhiều hơn nụ cười. Kiếp nhân sinh vẫn đong đầy khổ đau của cái nghèo, cái bất công, cái áp bức, và bất hạnh. Cuộc sống vẫn đầy những lắng lo về cơm áo gạo tiền, về tương lai còn đầy đen tối.
Đó cũng chính là thảm cảnh của dân lưu lạc Israel. Họ phải sống kiếp nô lệ bên Babylon. Cuộc đời họ chìm đắm trong bể khổ trần ai. Chính trong thảm cảnh đầy nước mắt của kẻ lưu đầy, họ đã ngước về trời cao, trông mong Đấng Cứu Tinh giải thoát cuộc đời bể dâu nơi họ. Biết bao lời ca ai oán: “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây ơi, hãy mưa Đấng cứu tinh”, là bằng chứng cho thấy lòng khát khao chờ mong sự giải thoát của Thiên Chúa dành cho họ.
Vâng, giữa cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những bất công và hận thù, vẫn còn đó những giọt nước mắt lầm than, cơ cực. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người đau khổ triền miên, vẫn còn đó những mảnh đời đói khát cơ hàn. Họ cần chúng ta dám dành cho họ những cái nhìn cảm thông, những lời ủi an khích lệ, thay cho thái độ bàng quan, dửng dưng trước nỗi khổ của đồng loại. Họ cần chúng ta dành cho họ những nghĩa cử bác ái, vị tha. Họ cần chính đời sống chứng nhân của chúng ta sẽ đem lại niềm vui cho những ai khổ đau. Chính đời sống chứng nhân của chúng ta sẽ mang lại niềm vui cho những ai đang thất vọng, đang lần mò trong đêm tối của cô đơn, buồn chán.
Khi nhìn vào cuộc đời bể dâu, Nguyễn Du đã từng thốt lên lời thơ ai oán trong truyện Kiều:
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộcbể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Cuộc đời buồn nhiều hơn vui. Dòng đời nước mắt nhiều hơn nụ cười. Kiếp nhân sinh vẫn đong đầy khổ đau của cái nghèo, cái bất công, cái áp bức, và bất hạnh. Cuộc sống vẫn đầy những lắng lo về cơm áo gạo tiền, về tương lai còn đầy đen tối.
Đó cũng chính là thảm cảnh của dân lưu lạc Israel. Họ phải sống kiếp nô lệ bên Babylon. Cuộc đời họ chìm đắm trong bể khổ trần ai. Chính trong thảm cảnh đầy nước mắt của kẻ lưu đầy, họ đã ngước về trời cao, trông mong Đấng Cứu Tinh giải thoát cuộc đời bể dâu nơi họ. Biết bao lời ca ai oán: “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây ơi, hãy mưa Đấng cứu tinh”, là bằng chứng cho thấy lòng khát khao chờ mong sự giải thoát của Thiên Chúa dành cho họ.
Vâng, giữa cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những bất công và hận thù, vẫn còn đó những giọt nước mắt lầm than, cơ cực. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người đau khổ triền miên, vẫn còn đó những mảnh đời đói khát cơ hàn. Họ cần chúng ta dám dành cho họ những cái nhìn cảm thông, những lời ủi an khích lệ, thay cho thái độ bàng quan, dửng dưng trước nỗi khổ của đồng loại. Họ cần chúng ta dành cho họ những nghĩa cử bác ái, vị tha. Họ cần chính đời sống chứng nhân của chúng ta sẽ đem lại niềm vui cho những ai khổ đau. Chính đời sống chứng nhân của chúng ta sẽ mang lại niềm vui cho những ai đang thất vọng, đang lần mò trong đêm tối của cô đơn, buồn chán.
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019
Mấy đám phản động đó mình có nghe nhiều rồi. Bởi vậy mình cũng ngại không muốn tạo bogger bạn ơi, dễ bị cơ quan an ninh theo dõi rách việc.
Tôi đọc được câu nầy và cảm nghỉ như sau: những Blogger là những con người chơi blog như blogspot, WordPress, Tumblr và vv. Còn blog nó là mạng xã hội loại dành cho người ta viết lên đó những suy nghĩ, tâm tư của mình, còn như bạn nói chữ bogger thì mình chả hiểu bạn nói gì và nghĩ gì.
Thật sự mà nói mọi loài đều có ngôn ngữ riêng nhưng cái chung là những ký hiệu qui ước để truyền đạt cho nhau, đã là qui ước thì mọi cái đều phải được hiểu như nhau, chứ không thể như chuyện xây tháp Babel được.
Còn việc chơi blog thì chả có gì là sai hay đúng , vì người ta viết lên đó những điều họ nghĩ còn đúng hay sai là do người đọc chứ không phải do người viết.
Trên blog có rất nhiều vấn đề như khoa học, xã hội, kinh tế, văn chương vv. nhưng tuyệt đối không có tào lao như những mạng xã hội khác như Gato, Lotus, Zalo vv. Nếu bạn không biết gì thì tốt nhât là đừng phê phán gì, chỉ cần nói là tôi không biết, thế là đủ.
.
Tôi đọc được câu nầy và cảm nghỉ như sau: những Blogger là những con người chơi blog như blogspot, WordPress, Tumblr và vv. Còn blog nó là mạng xã hội loại dành cho người ta viết lên đó những suy nghĩ, tâm tư của mình, còn như bạn nói chữ bogger thì mình chả hiểu bạn nói gì và nghĩ gì.
Thật sự mà nói mọi loài đều có ngôn ngữ riêng nhưng cái chung là những ký hiệu qui ước để truyền đạt cho nhau, đã là qui ước thì mọi cái đều phải được hiểu như nhau, chứ không thể như chuyện xây tháp Babel được.
Còn việc chơi blog thì chả có gì là sai hay đúng , vì người ta viết lên đó những điều họ nghĩ còn đúng hay sai là do người đọc chứ không phải do người viết.
Trên blog có rất nhiều vấn đề như khoa học, xã hội, kinh tế, văn chương vv. nhưng tuyệt đối không có tào lao như những mạng xã hội khác như Gato, Lotus, Zalo vv. Nếu bạn không biết gì thì tốt nhât là đừng phê phán gì, chỉ cần nói là tôi không biết, thế là đủ.
.
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019
ở đời dể có mấy ai
Thành trụ hoại tử oan sai mấy lần
Trời đông gió thổi lân lân
Rùng mình ớn lạnh ho khan liên hồi
Mới đầu tưởng cảm rồi thôi
Ai dè mua thuốc uống hoài không xong
X quang nói phổi có u
Không tin lên tới trung tâm sài gòn
Tưởng đâu cái chuyện cỏn con
Ba lần tái khám không ngon tí nào
Lần ba bác sĩ phán rằng
Khối u ác tính lớn bằng ngón tay
Bây giờ nhập viện tại đây
Để lo giải phẩu một ngày không xa
Nghe xong hồn phách rụng rời
Lo mau cuốn gói ra về cho xong
Xóm mình đã có ba người
Mổ xong nằm đó chờ ngày đem chôn
Mình về mình uống thuốc nam
May ra ta khỏi cơ thì lớn hơn
Ở nhà có bạn của ta
Tự đi tìm thuốc tìm thầy cho ta. (còn tiếp )
Thành trụ hoại tử oan sai mấy lần
Trời đông gió thổi lân lân
Rùng mình ớn lạnh ho khan liên hồi
Mới đầu tưởng cảm rồi thôi
Ai dè mua thuốc uống hoài không xong
X quang nói phổi có u
Không tin lên tới trung tâm sài gòn
Tưởng đâu cái chuyện cỏn con
Ba lần tái khám không ngon tí nào
Lần ba bác sĩ phán rằng
Khối u ác tính lớn bằng ngón tay
Bây giờ nhập viện tại đây
Để lo giải phẩu một ngày không xa
Nghe xong hồn phách rụng rời
Lo mau cuốn gói ra về cho xong
Xóm mình đã có ba người
Mổ xong nằm đó chờ ngày đem chôn
Mình về mình uống thuốc nam
May ra ta khỏi cơ thì lớn hơn
Ở nhà có bạn của ta
Tự đi tìm thuốc tìm thầy cho ta. (còn tiếp )
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019
CAO LÃNH BAO NĂM VẪN VẬY
Ba năm trôi qua, bây giờ Cao Lãnh vẫn vậy, vẫn công viên ngút ngàn (vì với hàng cây nhỏ nhắn) vì công viên cứ như to ra mà cây xanh bóng mát vẫn vậy. Cầu cao Lãnh xây xong nhưng xe cộ chưa nhiều vì hai đầu vẫn chưa có gì khá hơn, phía cầu Vàm Cống chưa xong còn trên đường thì là xa lộ mà, đâu có nhiều hàng quán chợ búa gì.
Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019
Không như giai đoạn sau 1975 kéo dài đến tận đầu thập niên 1990, khi những người chạy trốn cộng sản lén lút thu vén tiền bạc, vàng vòng để vượt biên, những chuyến “vượt biên” ngày nay công khai và rất rầm rộ. Ly hương chưa bao giờ là câu chuyện vui. Rời bỏ quê hương và gia đình không bao giờ là một chọn lựa dễ dàng. Thế nhưng người ta vẫn đi, nhất quyết phải đi, bằng mọi giá phải đi, khó cách mấy cũng đi, “chết” cũng đi, nuốt nước mắt mà đi!
Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018
BÃO
Trong những ngày vừa qua, hình ảnh được lan truyền nhanh và mạnh như bão trên các phương tiện truyền thông có lẽ là chân dung của cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy và bà hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh. Quả thật là không thể có một lời biện minh nào cho những người làm công tác giáo dục bằng những hành động phản giáo dục. Tuy nhiên, liệu giáo dục Việt Nam sẽ tốt hơn nếu cả xã hội dồn hết những phẩn nộ và búc xúc vào họ?
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018
Một năm trôi qua, cứ vào cuối tháng 10 là mọi người công giáo lại trở về nơi phần mộ ông bà cha mẹ để sửa sang tu bổ và hôm naytôi lại đứng trước những nấm mô người thân nơi mà Trịnh Công Sơn đã ví như “một cõi đi về” khiến cho lòng tôi không khỏi nao núng, và biết bao cảm xúc chợt ùa về theo làn gió heo hắt lạnh. Cái lạnh của sự im lặng đan xen với cái lạnh của cuối thu làm tôi chợt rùng mình. Phải chăng đây là dấu chấm hết của cuộc đời mỗi con người
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018
Với tình trạng bệnh viện quá tải, bệnh nhân nằm nheo nhóc ngoài hành lang, ngay cả bệnh nhân cấp cứu cũng phải chờ phòng, tình trạng giao thông cầu cống tệ hại, cứ sau một trận mưa lớn là “ phố bỗng thành dòng sông uốn quanh”, thì việc xây dựng nhà hát nghìn tỉ chẳng khác nào bảo dân nghèo đi nghe nhạc giao hưởng cho đời bớt khổ.
“Phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật ngày càng cao của người dân” là một trong những lý do để lãnh đạo TP HCM đề xuất việc xây dựng một hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với thiết kế độc đáo, hoành tráng. Tuy nhiên, “chất lượng âm nhạc chạm đáy” không còn là lời cảnh báo mà dần trở thành hiện thực với âm nhạc giải trí trong nước hiện nay, chiếm lĩnh nhiều phương tiện thông tin đại chúng là sự xuất hiện của các gameshow, liveshow âm nhạc với xu hướng giải trí bình dân, dễ dãi. Trong khi đó, các suất diễn của các ban nhạc giao hưởng, dòng nhạc hàn lâm và ngay cả nghệ thuật truyền thống thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Như vậy, muốn nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa của người dân thành phố phải bắt đầu từ sự đầu tư cho chính chủ thể cảm thụ âm nhạc, nghệ thuật. Cụ thể là giúp họ nâng cao tình yêu đối với cái đẹp, nâng cao tri thức văn hóa nghệ thuật và nâng cao học vấn vì học vấn chính là tri thức nền tảng để con người tiếp thu các giá trị độc đáo của nghệ thuật.
Được biết, tại Hà Nội, một nhà hát hoành tráng được xây dựng tại huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư trên 117 tỉ đồng. Vậy nhưng, nửa năm nay, công trình này bị bỏ hoang, nằm phơi mưa, nắng. Tại tỉnh Nghệ An, trâu bò được nghỉ ngơi tại một nhà văn hóa “dát vàng” do UBND phường Vinh Tân đầu tư 5 tỷ đồng để xây dựng. Điều này minh chứng rằng không phải cứ xây dựng công trình văn hóa nghệ thuật hoành tráng thì năng lực cảm thụ văn hóa, âm nhạc nghệ thuật của người dân sẽ được nâng lên.
Có phải “chọn nhà thầu có năng lực thì tránh lãng phí khi xây dựng nhà hát”
“Tình trạng rút ruột công trình như một căn bệnh nan y” là nhận định của TS. Phạm Sỹ Liêm– Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam. Vì thế, trong vụ xây dựng nhà hát ngàn tỉ này, việc “HĐND TP HCM lưu ý UBND TP cần chọn nhà thầu có năng lực để tránh lãng phí khi xây dựng nhà hát” là điều khá buồn cười. Bởi lẽ vấn đề lãng phí không nằm ở chỗ nhà thầu có hay không có năng lực, nhưng tệ tham nhũng chính là nguyên nhân khiến “các phương thuốc được kê để chữa căn bệnh lãng phí, rút ruột công trình đều không mang lại hiệu quả, khó khắc phục triệt để”. Và đó cũng là lý do vì sao lãnh đạo các tỉnh thành rất sốt sắng trong việc xây dựng các công trình, các tượng đài tiền tỷ. Bởi lẽ đây là cơ hội tốt để bọn sâu mọt thực hiện thủ đoạn bòn rút tiền thuế xương máu của người dân vào túi riêng.
Xây nhà hát trên vùng đất cướp của dân chẳng khác nào lấy tiếng hát át tiếng kêu la.
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn còn nóng bỏng với sự búc xúc và đau khổ của người dân bị chính quyền thu hồi đất, cưỡng chế đập phá nhà cửa. Vì lợi ích nhóm mà cuộc sống người dân bị đẩy vào hoàn cảnh khổ cực trong nhiều năm qua với nhiều sai phạm vẫn chưa khắc phục, công tác đền bù cho người dân thì quá bất công khi dự án bán 350 triệu đồng/m2 mà đền bù dân chỉ có 18 triệu đồng/m2. Vậy nếu xây dựng nhà hát để nhảy múa hoan ca trên tiếng kêu gào, oán thán, rên rỉ của người dân trên chính vùng đất này thì đó quả là sự vô cảm của súc vật. Vì chỉ có “súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm chút cho bộ cánh của mình” Karl Marx.
“Phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật ngày càng cao của người dân” là một trong những lý do để lãnh đạo TP HCM đề xuất việc xây dựng một hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với thiết kế độc đáo, hoành tráng. Tuy nhiên, “chất lượng âm nhạc chạm đáy” không còn là lời cảnh báo mà dần trở thành hiện thực với âm nhạc giải trí trong nước hiện nay, chiếm lĩnh nhiều phương tiện thông tin đại chúng là sự xuất hiện của các gameshow, liveshow âm nhạc với xu hướng giải trí bình dân, dễ dãi. Trong khi đó, các suất diễn của các ban nhạc giao hưởng, dòng nhạc hàn lâm và ngay cả nghệ thuật truyền thống thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Như vậy, muốn nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa của người dân thành phố phải bắt đầu từ sự đầu tư cho chính chủ thể cảm thụ âm nhạc, nghệ thuật. Cụ thể là giúp họ nâng cao tình yêu đối với cái đẹp, nâng cao tri thức văn hóa nghệ thuật và nâng cao học vấn vì học vấn chính là tri thức nền tảng để con người tiếp thu các giá trị độc đáo của nghệ thuật.
Được biết, tại Hà Nội, một nhà hát hoành tráng được xây dựng tại huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư trên 117 tỉ đồng. Vậy nhưng, nửa năm nay, công trình này bị bỏ hoang, nằm phơi mưa, nắng. Tại tỉnh Nghệ An, trâu bò được nghỉ ngơi tại một nhà văn hóa “dát vàng” do UBND phường Vinh Tân đầu tư 5 tỷ đồng để xây dựng. Điều này minh chứng rằng không phải cứ xây dựng công trình văn hóa nghệ thuật hoành tráng thì năng lực cảm thụ văn hóa, âm nhạc nghệ thuật của người dân sẽ được nâng lên.
Có phải “chọn nhà thầu có năng lực thì tránh lãng phí khi xây dựng nhà hát”
“Tình trạng rút ruột công trình như một căn bệnh nan y” là nhận định của TS. Phạm Sỹ Liêm– Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam. Vì thế, trong vụ xây dựng nhà hát ngàn tỉ này, việc “HĐND TP HCM lưu ý UBND TP cần chọn nhà thầu có năng lực để tránh lãng phí khi xây dựng nhà hát” là điều khá buồn cười. Bởi lẽ vấn đề lãng phí không nằm ở chỗ nhà thầu có hay không có năng lực, nhưng tệ tham nhũng chính là nguyên nhân khiến “các phương thuốc được kê để chữa căn bệnh lãng phí, rút ruột công trình đều không mang lại hiệu quả, khó khắc phục triệt để”. Và đó cũng là lý do vì sao lãnh đạo các tỉnh thành rất sốt sắng trong việc xây dựng các công trình, các tượng đài tiền tỷ. Bởi lẽ đây là cơ hội tốt để bọn sâu mọt thực hiện thủ đoạn bòn rút tiền thuế xương máu của người dân vào túi riêng.
Xây nhà hát trên vùng đất cướp của dân chẳng khác nào lấy tiếng hát át tiếng kêu la.
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn còn nóng bỏng với sự búc xúc và đau khổ của người dân bị chính quyền thu hồi đất, cưỡng chế đập phá nhà cửa. Vì lợi ích nhóm mà cuộc sống người dân bị đẩy vào hoàn cảnh khổ cực trong nhiều năm qua với nhiều sai phạm vẫn chưa khắc phục, công tác đền bù cho người dân thì quá bất công khi dự án bán 350 triệu đồng/m2 mà đền bù dân chỉ có 18 triệu đồng/m2. Vậy nếu xây dựng nhà hát để nhảy múa hoan ca trên tiếng kêu gào, oán thán, rên rỉ của người dân trên chính vùng đất này thì đó quả là sự vô cảm của súc vật. Vì chỉ có “súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm chút cho bộ cánh của mình” Karl Marx.
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018
Khi cái nắng của mùa hạ bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là ánh vàng mơ màng của mùa thu và phố phường bắt đầu tràn ngập màu xanh đỏ của những chiếc đèn lồng, thì chẳng cần nói ra, ai cũng biết rằng một mùa trung thu nữa lại sắp về trên khắp mọi miền đất nước.
Tết Trung thu thực chất là lễ hội đón trăng rằm được tổ chức tại một số quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm rằm tháng tám hàng năm, nhà nhà thường tổ chức mâm cỗ ngắm trăng. Và khi trăng lên cao, trẻ con sẽ múa hát và ăn cỗ. Ở một số nơi còn có tổ chức múa lân, múa sư tử và rước đèn.
Là người Việt Nam, nhắc đến trung thu, hẳn ai cũng có những cảm xúc và kỉ niệm của riêng mình về ngày tết này. Vậy Trung thu trong bạn là gì? Là chiếc đèn ông sao xanh đỏ, là bánh nướng bánh dẻo là phá cỗ, đón trăng rằm hay những phố lồng đèn tấp nập người xúng xính chụp ảnh, mua hàng?
Dù là gì, thì chắc chắn bây giờ ai cũng nhận ra một điều rằng, trung thu bây giờ so với trung thu ngày trước khác nhau nhiều lắm. Khác trong từng món quà bánh, từng món đồ chơi, trong cả cách đón trung thu lẫn trong từng con người.
Ngày xưa, trung thu đơn thuần chỉ là ngày tết của trẻ con. Ông bà bố mẹ thì bày cỗ, lũ trẻ háo hức rước đèn ngắm trăng, chơi các trò chơi dân gian, đuổi mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, múa lân múa sư, hát các bài đồng dao. Chờ trăng lên đến đúng đỉnh đầu mới phá cỗ để được ăn cơ man nào là bánh nướng bánh dẻo hình con lợn con cá, mâm ngũ quả. Nhà nào tỉ mỉ hơn thì có thêm con chó lông xù được làm từ tép bưởi.
Trung Thu xưa với đèn lồng ông sao
Quà bánh trung thu ngày xưa đơn giản mà ngon đến kì lạ. Đường phố lúc đó chưa nhiều đèn điện như bây giờ, nên mặt trăng dường như cũng sáng hơn, không khí trong lành và ấm áp hơn. Đèn ông sao năm cánh hai màu xanh đỏ lúc đó là linh hồn của ngày trung thu vì nhà nào, dù nghèo hay giàu có đến mấy đều treo nó trước cửa nhà.
Trung thu xưa còn là dịp để cả nhà tụ tập, ngắm trăng vui chơi, ông bà cha mẹ kể cho con trẻ những câu chuyện dân gian về chị Hằng chú Cuội, về truyền thống đón trung thu quý báu của dân tộc, là ngày mà lũ trẻ háo hức và đáng mong chờ chẳng kém gì ngày tết âm lịch.
Khi tiếng trống múa lân giòn giã thúc dục từ xa, lũ trẻ túa ra đường, đứa cầm đèn ông sao, đứa cầm đèn kéo quân, có đứa nhà nghèo không có tiền mua đèn thì làm lồng đèn từ lon sữa bò, thắp nến ở trông đẩy đi lách cách, đứa đeo mặt nạ chú cuội, mặt nạ hề kéo theo đám múa lân đi khắp xóm làng.
Những thứ không thể thiếu trong ngày Tết trung thu
Mùi hương khói, mùi xâu hạt bưởi cháy tí tách, mùi ngọt ngào từ những chiếc bánh nướng bánh dẻo, ánh đèn cầy lấp lánh, trung thu ngày xưa giản dị mà đầm ấm và tràn ngập niềm vui.
Trung thu bây giờ thì chẳng còn như xưa nữa. Đèn ông sao năm cánh biến mất dần, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai. Bánh trung thu cũng chẳng đơn thuần chỉ còn là bánh nướng nhân thập cẩm hình con lợn con cá, bánh dẻo nhân đậu xanh, mà là cơ man biết bao nhiêu hương vị hấp dẫn khác nhau, như bánh trà xanh, bánh hạt sen, bánh trứng muối, bánh than tre... với hàng chục thương hiệu lớn nhỏ.
Bánh trung thu ngày này thật nhiều màu nhiều vị
Trung thu bây giờ cũng chẳng còn mấy nhà phá cỗ ngắm trăng, mà mọi người chủ yếu tụ tập với nhau để ăn uống hay ra các phố đèn lồng để chụp ảnh, đến các trung tâm thương mại, trò chuyện với nhau qua mạng xã hội, chia sẻ niềm vui qua những bức ảnh chụp được vào mùa trung thu. Tiếng trống bồi, trống múa lân, múa sư cũng chẳng còn nhiều như xưa, thi thoảng lắm mới có thể nghe được ở các các miền quê.
Trung Thu nay đường sá đông đen xe cộ, với những đám rước lân rộn ràng
Trẻ con cũng chẳng còn chơi các trò chơi dân gian hay chạy theo các đám rước đèn, đám múa lân nữa. Trẻ con bây giờ sẽ theo bố mẹ đi đến các quán xá cùng với các món quà hiện đại được mua ở các hàng lưu niệm, chứ không còn đơn giản là cái trống bồi hay cái lồng đèn tự làm nữa.
Cũng chẳng còn đứa nào háo hức ăn bánh trung thu như xưa. Bánh trung thu bây giờ là để người lớn biếu tặng lẫn nhau. Chẳng ai trông ngóng như ngày trước, chẳng cần đếm ngược từng ngày. Trung thu bây giờ đến rồi đi như một ngày lễ bình thường trong năm.
Đèn ông sao không còn nữa...
Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau. Hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại. Cứ mỗi lần đến mùa trung thu lại bao nhiêu xúc cảm lẫn lộn.
Thi thoảng, trong những lần tụ tập bạn bè đêm trung thu ở những quán xá sáng choang, bỗng nôn nao đến lạ vì tiếng trống múa lân vọng lại từ phố bên, tự nhiên thèm cái cảm giác bị sáp nến đèn ông sao chảy xuống tay nóng hổi, bên mâm cỗ ngày rằm, có lũ trẻ ngêu ngao hát:
Tết Trung thu thực chất là lễ hội đón trăng rằm được tổ chức tại một số quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm rằm tháng tám hàng năm, nhà nhà thường tổ chức mâm cỗ ngắm trăng. Và khi trăng lên cao, trẻ con sẽ múa hát và ăn cỗ. Ở một số nơi còn có tổ chức múa lân, múa sư tử và rước đèn.
Là người Việt Nam, nhắc đến trung thu, hẳn ai cũng có những cảm xúc và kỉ niệm của riêng mình về ngày tết này. Vậy Trung thu trong bạn là gì? Là chiếc đèn ông sao xanh đỏ, là bánh nướng bánh dẻo là phá cỗ, đón trăng rằm hay những phố lồng đèn tấp nập người xúng xính chụp ảnh, mua hàng?
Dù là gì, thì chắc chắn bây giờ ai cũng nhận ra một điều rằng, trung thu bây giờ so với trung thu ngày trước khác nhau nhiều lắm. Khác trong từng món quà bánh, từng món đồ chơi, trong cả cách đón trung thu lẫn trong từng con người.
Ngày xưa, trung thu đơn thuần chỉ là ngày tết của trẻ con. Ông bà bố mẹ thì bày cỗ, lũ trẻ háo hức rước đèn ngắm trăng, chơi các trò chơi dân gian, đuổi mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, múa lân múa sư, hát các bài đồng dao. Chờ trăng lên đến đúng đỉnh đầu mới phá cỗ để được ăn cơ man nào là bánh nướng bánh dẻo hình con lợn con cá, mâm ngũ quả. Nhà nào tỉ mỉ hơn thì có thêm con chó lông xù được làm từ tép bưởi.
Trung Thu xưa với đèn lồng ông sao
Quà bánh trung thu ngày xưa đơn giản mà ngon đến kì lạ. Đường phố lúc đó chưa nhiều đèn điện như bây giờ, nên mặt trăng dường như cũng sáng hơn, không khí trong lành và ấm áp hơn. Đèn ông sao năm cánh hai màu xanh đỏ lúc đó là linh hồn của ngày trung thu vì nhà nào, dù nghèo hay giàu có đến mấy đều treo nó trước cửa nhà.
Trung thu xưa còn là dịp để cả nhà tụ tập, ngắm trăng vui chơi, ông bà cha mẹ kể cho con trẻ những câu chuyện dân gian về chị Hằng chú Cuội, về truyền thống đón trung thu quý báu của dân tộc, là ngày mà lũ trẻ háo hức và đáng mong chờ chẳng kém gì ngày tết âm lịch.
Khi tiếng trống múa lân giòn giã thúc dục từ xa, lũ trẻ túa ra đường, đứa cầm đèn ông sao, đứa cầm đèn kéo quân, có đứa nhà nghèo không có tiền mua đèn thì làm lồng đèn từ lon sữa bò, thắp nến ở trông đẩy đi lách cách, đứa đeo mặt nạ chú cuội, mặt nạ hề kéo theo đám múa lân đi khắp xóm làng.
Những thứ không thể thiếu trong ngày Tết trung thu
Mùi hương khói, mùi xâu hạt bưởi cháy tí tách, mùi ngọt ngào từ những chiếc bánh nướng bánh dẻo, ánh đèn cầy lấp lánh, trung thu ngày xưa giản dị mà đầm ấm và tràn ngập niềm vui.
Trung thu bây giờ thì chẳng còn như xưa nữa. Đèn ông sao năm cánh biến mất dần, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai. Bánh trung thu cũng chẳng đơn thuần chỉ còn là bánh nướng nhân thập cẩm hình con lợn con cá, bánh dẻo nhân đậu xanh, mà là cơ man biết bao nhiêu hương vị hấp dẫn khác nhau, như bánh trà xanh, bánh hạt sen, bánh trứng muối, bánh than tre... với hàng chục thương hiệu lớn nhỏ.
Bánh trung thu ngày này thật nhiều màu nhiều vị
Trung thu bây giờ cũng chẳng còn mấy nhà phá cỗ ngắm trăng, mà mọi người chủ yếu tụ tập với nhau để ăn uống hay ra các phố đèn lồng để chụp ảnh, đến các trung tâm thương mại, trò chuyện với nhau qua mạng xã hội, chia sẻ niềm vui qua những bức ảnh chụp được vào mùa trung thu. Tiếng trống bồi, trống múa lân, múa sư cũng chẳng còn nhiều như xưa, thi thoảng lắm mới có thể nghe được ở các các miền quê.
Trung Thu nay đường sá đông đen xe cộ, với những đám rước lân rộn ràng
Trẻ con cũng chẳng còn chơi các trò chơi dân gian hay chạy theo các đám rước đèn, đám múa lân nữa. Trẻ con bây giờ sẽ theo bố mẹ đi đến các quán xá cùng với các món quà hiện đại được mua ở các hàng lưu niệm, chứ không còn đơn giản là cái trống bồi hay cái lồng đèn tự làm nữa.
Cũng chẳng còn đứa nào háo hức ăn bánh trung thu như xưa. Bánh trung thu bây giờ là để người lớn biếu tặng lẫn nhau. Chẳng ai trông ngóng như ngày trước, chẳng cần đếm ngược từng ngày. Trung thu bây giờ đến rồi đi như một ngày lễ bình thường trong năm.
Đèn ông sao không còn nữa...
Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau. Hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại. Cứ mỗi lần đến mùa trung thu lại bao nhiêu xúc cảm lẫn lộn.
Thi thoảng, trong những lần tụ tập bạn bè đêm trung thu ở những quán xá sáng choang, bỗng nôn nao đến lạ vì tiếng trống múa lân vọng lại từ phố bên, tự nhiên thèm cái cảm giác bị sáp nến đèn ông sao chảy xuống tay nóng hổi, bên mâm cỗ ngày rằm, có lũ trẻ ngêu ngao hát:
Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018
"Biểu tình để làm gì?" là câu hỏi mà phần lớn người Việt Nam thắc mắc. Người Việt cũng có những bức xúc đấy, nhưng biểu tình thì họ không thích, họ thấy nó xấu, nó phản cảm, thấy nó vô nghĩa.
Xuống đường biểu tình có thay đổi được điều gì không? Có chứ, chính nhà cầm quyền Cộng sản đã khẳng định điều đó.
Khi liệt kê những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có một nguyên nhân họ nêu ra là: "nhờ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ" - ý nói đến phong trào phản chiến ở Mỹ, trong đó rất nhiều thanh niên Mỹ đã xuống đường phản đối chiến tranh Việt Nam.
Các quốc gia phát triển này đều có luật biểu tình, trong đó quy định rõ người biểu tình được phép và không được làm những gì. Bình thường thì cảnh sát nước họ hỗ trợ người biểu tình hết mức có thể, từ cung cấp nước cho đến chuẩn bị sẵn xe cứu thương; cảnh sát chỉ phải dùng tới biện pháp mạnh khi người biểu tình vượt quá quyền hạn.
Điều đó người Việt Nam hoàn toàn không biết, nên nhà cầm quyền dễ dàng bôi nhọ người biểu tình. Có rất nhiều cách làm, trong đó phổ biến nhất là cho người trà trộn vào kích động bạo lực để lấy cớ đàn áp.
Nói vậy khác nào chửi thầm quan chức Việt Nam khi cho con cái du học, mua nhà định cư ở các nước tư bản. Bởi vì các nước này biểu tình liên miên, mà cuộc biểu tình nào cũng "phải tạo ra được sự đàn áp của chính quyền", thế thì mấy nước như Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Canada… suốt ngày loạn, quá mất an toàn, họa có điên mới bỏ cả đống tiền để sinh sống học tập tại đó. Tại sao không ở lại Việt Nam yên bình gần như chẳng bao giờ có biểu tình?
Thế đấy, việc biểu tình hóa ra có quan hệ mật thiết tới môi trường sạch hay ô nhiễm, tới cá tươi hay cá chết, tới nước mắm sạch hay nước mắm lẫn hóa chất độc hại, tới hoa quả, tới rau, tới ung thư…
Người xuống đường chỉ vì lo cho sức khỏe, cho cuộc sống của bản thân, của gia đình, cho tương lai của con cái; chắc chắn chỉ có người bị bệnh tâm thần mới mong mình bị đánh đập, vì bị đánh đập thì mang hậu quả về sức khỏe và kinh tế ngay, còn môi trường ô nhiễm hay luật đặc khu: để chờ đến lúc ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống thì cũng còn khá lâu đấy.
Sự đánh giá đó hết sức khắt khe, nhưng là bình thường ở xã hội tự do dân chủ. Áp lực đó đủ lớn để lãnh đạo không thể lơ là trong mọi chuyện. Ông Võ Kim Cự không thể là người quyết định cao nhất trong sự việc liên quan đến Formosa. Nếu việc tàn phá môi trường khủng khiếp này xảy ra tại Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan… chắc chắn không chỉ quan chức của một tỉnh chịu trách nhiệm, mà người đứng đầu đất nước như Tổng thống hay Thủ tướng cũng phải bị bỏ tù.
Biết trước hiểm nguy mà vẫn làm, những người xuống đường đã làm thay cả phần việc cho người ở nhà, vậy mà không những không được cám ơn lại còn bị chửi rủa chỉ trích. Nếu nhận thức của người Việt kém như vậy, thì việc phải sống ở một đất nước tồi tệ cũng là xứng đáng thôi.
Xuống đường biểu tình có thay đổi được điều gì không? Có chứ, chính nhà cầm quyền Cộng sản đã khẳng định điều đó.
Khi liệt kê những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có một nguyên nhân họ nêu ra là: "nhờ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ" - ý nói đến phong trào phản chiến ở Mỹ, trong đó rất nhiều thanh niên Mỹ đã xuống đường phản đối chiến tranh Việt Nam.
Các quốc gia phát triển này đều có luật biểu tình, trong đó quy định rõ người biểu tình được phép và không được làm những gì. Bình thường thì cảnh sát nước họ hỗ trợ người biểu tình hết mức có thể, từ cung cấp nước cho đến chuẩn bị sẵn xe cứu thương; cảnh sát chỉ phải dùng tới biện pháp mạnh khi người biểu tình vượt quá quyền hạn.
Điều đó người Việt Nam hoàn toàn không biết, nên nhà cầm quyền dễ dàng bôi nhọ người biểu tình. Có rất nhiều cách làm, trong đó phổ biến nhất là cho người trà trộn vào kích động bạo lực để lấy cớ đàn áp.
Nói vậy khác nào chửi thầm quan chức Việt Nam khi cho con cái du học, mua nhà định cư ở các nước tư bản. Bởi vì các nước này biểu tình liên miên, mà cuộc biểu tình nào cũng "phải tạo ra được sự đàn áp của chính quyền", thế thì mấy nước như Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Canada… suốt ngày loạn, quá mất an toàn, họa có điên mới bỏ cả đống tiền để sinh sống học tập tại đó. Tại sao không ở lại Việt Nam yên bình gần như chẳng bao giờ có biểu tình?
Thế đấy, việc biểu tình hóa ra có quan hệ mật thiết tới môi trường sạch hay ô nhiễm, tới cá tươi hay cá chết, tới nước mắm sạch hay nước mắm lẫn hóa chất độc hại, tới hoa quả, tới rau, tới ung thư…
Người xuống đường chỉ vì lo cho sức khỏe, cho cuộc sống của bản thân, của gia đình, cho tương lai của con cái; chắc chắn chỉ có người bị bệnh tâm thần mới mong mình bị đánh đập, vì bị đánh đập thì mang hậu quả về sức khỏe và kinh tế ngay, còn môi trường ô nhiễm hay luật đặc khu: để chờ đến lúc ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống thì cũng còn khá lâu đấy.
Sự đánh giá đó hết sức khắt khe, nhưng là bình thường ở xã hội tự do dân chủ. Áp lực đó đủ lớn để lãnh đạo không thể lơ là trong mọi chuyện. Ông Võ Kim Cự không thể là người quyết định cao nhất trong sự việc liên quan đến Formosa. Nếu việc tàn phá môi trường khủng khiếp này xảy ra tại Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan… chắc chắn không chỉ quan chức của một tỉnh chịu trách nhiệm, mà người đứng đầu đất nước như Tổng thống hay Thủ tướng cũng phải bị bỏ tù.
Biết trước hiểm nguy mà vẫn làm, những người xuống đường đã làm thay cả phần việc cho người ở nhà, vậy mà không những không được cám ơn lại còn bị chửi rủa chỉ trích. Nếu nhận thức của người Việt kém như vậy, thì việc phải sống ở một đất nước tồi tệ cũng là xứng đáng thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)